Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao phải đi lễ chùa đầu năm mới?

(VTC News) -

Cùng tìm hiểu nguồn gốc phong tục lễ chùa đầu năm, một trong những nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt Nam từ bao đời nay.

Phong tục lễ chùa đầu xuân tuân theo quy luật của tự nhiên “Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàng” (mùa xuân sinh sản, mùa hạ tăng trưởng, mùa thu thâu rút lại, mùa đông ẩn tàng, chất chứa...).

Trong sự chuyển vận tự nhiên của vạn vật, đất trời, thì việc lễ chùa vào mùa xuân vừa là khởi đầu của một năm, vừa là khởi đầu của sự sống.

Trải qua thời gian, ý niệm đó trở thành yếu tố tâm linh gắn liền với văn hóa tín ngưỡng của người Việt, như hơi thở của cuộc sống, là thói quen, nét đẹp của nền văn hóa Việt.

(Ảnh minh họa)

Thời xưa, người ta thường chọn ngày lành đầu tiên trong năm để đến chùa lễ Phật, hoặc đến đình lạy Thánh, với mong muốn khởi đầu năm mới được an lành, suôn sẻ. Đó gọi là tục “thí sự”. Ngày nay, người Việt đến lễ chùa ngay trong đêm giao thừa và tất cả những ngày trong Tết. Không câu nệ cứ phải là ngày tốt nhất.

Trong đêm giao thừa, dân chúng đến lễ tạ tại các cửa chùa rất đông. Họ đến lễ tạ như lời tri ân, cảm ơn cho năm cũ đồng thời cầu cho năm mới được may mắn. Đi lễ chùa đầu năm là một phong tục tốt đẹp.

Dù đi làm ăn ở đâu xa, tết trở về làng mình, thắp nén nhang trước mộ tổ tiên, viếng thăm ngôi chùa làng nhỏ bé, nhưng gần gũi và thiêng liêng. Chùa làng không phải chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo mà còn là chỗ để mỗi con người lắng lại lòng mình với những ý nghĩ tốt lành.

 

Một năm mới, người ta đi chùa là để hướng con người nghĩ đến cái tâm tốt lành, hướng thiện, đức từ bi, trí tuệ của nhà Phật. Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông cùng nhiều vị tổ khác đã từng nói rằng, Phật tại tâm, mang hàm ý mỗi chúng sinh, mỗi con người đều vốn đã có cái Phật tính.

QUÂN KHANH (Tổng hợp)

Tin mới