Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Vì sao học sinh tiểu học trong khu cách ly phải dậy xét nghiệm từ 2h sáng?

(VTC News) -

Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.Hà Nội lý giải nguyên nhân học sinh tiểu học một trường Hà Nội phải dậy sớm từ 2h để xét nghiệm.

2h sáng 31/1, 36 học sinh lớp 3E, trường tiểu học Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội dậy sớm để xét nghiệm SARS-CoV-2. 

Lý giải về việc này, ông Khổng Minh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.Hà Nội (CDC) cho biết, lớp 3E có học sinh dương tính với SARS-CoV-2, nghĩa là toàn bộ những em còn lại sẽ trở thành F1.

Về nguyên tắc, những trường hợp F1 (có tiếp xúc gần với ca bệnh) phải được lấy mẫu trong thời gian càng nhanh càng tốt, bất kể thời điểm đó là đêm hay ngày vần phải làm xét nghiệm.

Việc lấy mẫu xét nghiệm nhanh chóng nhằm mục đích phát hiện sớm các ca bệnh COVID-19. “Vì nếu để đến sáng khi các cháu thức dậy thì công tác rà soát và tốc tốc độ truy vết sẽ chậm, từ đó việc xét nghiệm cho các cháu cũng bị chậm”, ông Tuấn nói.

Lãnh đạo CDC Hà Nội cũng cho biết, việc học sinh lớp 3E trường tiểu học Xuân Phương dậy từ 2h sáng để lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 là đúng theo quy định của Bộ Y tế, nhằm đảm bảo tiến độ xét nghiệm cũng như triển khai các công tác phòng, chống dịch bệnh ngay trong khu vực trường học.

Quang cảnh nơi làm xét nghiệm test nhanh COVID-19 cho các em học sinh trường tiểu học Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm). (Ảnh: TTXVN)

 

Về dịch bệnh tại Hà Nội, tại cuộc họp thường trực Chính phủ diễn ra sáng nay 2/2, Bộ trưởng Y tế cho rằng dịch ở đây có thể kéo dài hơn dự kiến do tình hình lây nhiễm tại Hà Nội khá phức tạp.

Trong cuộc họp với UBND TP. Hà Nội chiều 1/2, ông Long cũng nêu tình hình dịch bệnh ở thủ đô rất quan ngại. Đợt dịch lần này khó khăn hơn, phức tạp hơn và khác hẳn so với đợt dịch bùng phát trước tại Đà Nẵng, do chủng biến thể mới của virus có tốc độ lây lan nhanh, chu kỳ lây nhiễm rút ngắn hơn.

Chính vì vậy, Hà Nội cần phải quyết liệt hơn nữa trong công tác phòng chống dịch bằng việc thay đổi chiến lược đối phó và nâng ứng phó dịch lên 1 mức so với dịch lần trước.

Phạm Quý

Tin mới