Giải Wimbledon là giải đấu quần vợt chuyên nghiệp lâu đời và có uy tín nhất trên thế giới. Bắt đầu từ năm 1877, một trong những điểm đặc biệt nhất của cuộc thi thể thao danh giá là quy định trang phục rất nghiêm ngặt được áp dụng đối với các cầu thủ tham gia.
Những người tham gia phải mặc trang phục toàn màu trắng khi bước lên sân. Người chơi phải cẩn thận về màu trắng cụ thể mà họ mặc, vì quần áo màu trắng nhạt hoặc màu kem đều không được chấp nhận.
Thêm nữa, giải đấu đưa ra các quy tắc rất cụ thể về số lượng màu sắc được phép sử dụng trên đường viền cổ áo, tay áo hoặc băng đô. Các dải màu không được rộng hơn 1 cm và quần áo có hoa văn, họa tiết không được cho phép.
Tay vợt mới số 1 thế giới Ash Barty thi đấu ở Wimbledon 2019. (Ảnh: Forbes)
Khái niệm trang phục quần vợt màu trắng có từ những năm 1800, khi người chơi quần vợt tại các sự kiện xã hội.
Bắt nguồn từ việc người chơi mặc đồ trắng để tránh những mảng mồ hôi xuất hiện trên quần áo màu, như Valerie Warren giải thích trong Tennis Fashions: Over 125 Years of Costume Change.
Warren viết: "Vấn đề đơn giản phải được giải quyết từ rất sớm là đổ mồ hôi. Khi kỹ năng trong trò chơi được nâng cao dẫn đến việc di chuyển nhiều hơn trên sân, vấn đề đổ mồ hôi gây ra sự xuất hiện của các mảng ẩm ướt đáng xấu hổ trên vải màu".
Theo Warren, quy tắc này áp đặt đặc biệt với phụ nữ vì điều đó là "không thể tưởng tượng được rằng sẽ có nhiều người bình phẩm về một phụ nữ đổ mồ hôi trên sân đấu".
Các tay vợt sau khi giành chiến thắng trong trận chung kết nội dung đôi nữ của Giải vô địch Wimbledon 2014. Ảnh: AFP.
Vào năm 2014, Wimbledon đã ban hành "sắc lệnh" gồm 10 phần về quy tắc mới mà các tay vợt phải tuân theo khi mặc quần áo cho trận đấu của họ.
Trang phục thi đấu màu trắng ngà hay trắng nhạt đều không được phép xuất hiện trên sân. Ảnh: L'Officiel USA.
Nghị định bao gồm một số quy tắc mới mà người chơi phải tuân theo, bao gồm cả màu trắng cụ thể mà họ được phép mặc. Các quy tắc hiện quy định rằng chỉ cho phép một "đường viền màu duy nhất" không rộng hơn 1 cm trên đường viền cổ áo, cổ tay, trên băng đô và đồ lót.
Giải đấu cũng áp đặt các quy tắc nghiêm ngặt hơn đối với áo lót có thể nhìn thấy được, quy định rằng bất kỳ đồ lót nào có thể nhìn thấy trong quá trình thi đấu đều phải hoàn toàn là màu trắng.
Hướng dẫn này áp dụng cho các phụ kiện như mũ lưỡi trai, băng đô, khăn rằn, dây đeo cổ tay và giày, bao gồm cả đế giày.
Cựu vô địch Wimbledon, Pat Cash đã kịch liệt chỉ trích cuộc thi vì các quy tắc khắt khe của nó. Thời điểm đó, anh bị buộc phải rút khỏi cuộc thi vì giày có màu không phù hợp.
Tay vợt người Australia mô tả quy tắc ăn mặc là "suy nghĩ cổ xưa". Ông nói rằng các quy tắc đã được đưa ra để buộc phụ nữ chơi mà không mặc đồ lót.
Giải Quần vợt Mỹ mở rộng (US Open) cũng từng có quy định về trang phục toàn màu trắng. Tuy nhiên, điều này đã được thay đổi vào năm 1972 để cho phép quần áo màu. Giải Quần vợt Pháp mở rộng (French Open) cũng tự do tương tự khi nói đến quy định trang phục.
Tuy nhiên, Tennis Australia áp đặt nhiều quy định khắt khe hơn đối với các tay vợt tham dự Giải Quần vợt Australia mở rộng.
Trong khi thi đấu, các tay vợt phải mặc "trang phục quần vợt được chấp nhận", bao gồm cả việc đội mũ bảo hiểm đã được trọng tài coi là phù hợp. Theo Independent, chỉ được phép có một biểu tượng trên mỗi ống tay áo của đấu thủ và bất kỳ họa tiết hoặc thiết kế nào trên mũ nón phải là "đặc trưng cho quần vợt".
Roger Federer là cái tên vắng bóng đáng chú ý ở các giải quần vợt trong 9 tháng qua. Ảnh: Sporting News.