Báo Tuổi trẻ dẫn chia sẻ của bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, nguyên chủ nhiệm khoa y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết bột sắn dây là loại tinh bột thơm ngon, giàu dưỡng chất, được chiết xuất từ củ cây sắn dây (Radix Puerariae). Đây là món quà tuyệt vời mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho chúng ta.
Trong bột sắn dây chứa khoảng 60% là tinh bột protein, 40% còn lại là một số hoạt chất thuộc nhóm isoflavonoid: puerarin, puerosid A, puerosid B và hợp chất nhóm olean triterpene, trong đó:
Puerarin: Chỉ tồn tại duy nhất trong bột sắn dây, tác dụng chữa đau đầu, ù tai.
Isoflavonoid: Tăng sắc tố da, trị nám, chống oxy hóa.
Daidzein: Hợp chất kháng viêm, kháng khuẩn, chữa mụn nhọt, rôm sảy, có khả năng kháng các tế bào ung thư.
Bột sắn dây rất tốt cho sức khoẻ.
Theo y học hiện đại, tinh bột sắn dây thường dùng để pha trực tiếp với nước hoặc kết hợp với một vài vị thuốc đông y giúp cho cơ thể
Không chỉ vậy, tinh bột sắn dây hiện còn được rất nhiều chị em sử dụng để làm đẹp cho da trắng trẻo và mịn màng.
Theo y học cổ truyền, tinh bột sắn dây vị ngọt, tính mát, vào được các kinh tỳ, vị và phế, công dụng tán nhiệt, tuyên độc, giải biểu, thấu chẩn, sinh tân dịch, chỉ tả, giải co giật, chỉ khát, giải độc rượu, thoái nhiệt, giải cơ và thăng đề vị khí.
Bột sắn dây thường được dùng để chữa sỏi thời kỳ đầu, chứng biểu nhiệt, tiêu chảy, gáy đau vai cứng, đau trước trán, tà ở kinh dương minh, lưng sau cứng đau.
Cách làm nước uống bột sắn dây đúng cách
BSCKI Vũ Thanh Tuấn chia sẻ trên website Bệnh viện Medlatec về cách pha bột sắn dây như sau:
Cách pha bột sắn dây sống
Trước khi thực hiện cách pha bột sắn dây sống bạn cần chuẩn bị cho mình một lượng bột phù hợp mà bạn muốn sử dụng. Điều này phụ thuộc vào loại món bạn muốn làm và số lượng người sẽ ăn hoặc uống món mà bạn chế biến. Các bước pha một cốc bột sắn dây sống như sau:
- Bước 1: Lấy một cốc 200ml nước lọc và cho thêm vào đó 30 - 40g bột sắn dây.
- Bước 2: Cho thêm đường (hoặc chút nước cốt chanh) theo sở thích về độ ngọt của bạn sau đó khuấy đều cho tan bột sắn và đường.
- Bước 3: Cho thêm 1 thìa ăn cơm nước sôi vào khuấy đều cho tan hết bột là được.
Lưu ý, với cách pha bột sắn dây sống bạn không nên pha hoàn toàn bằng nước lạnh và dùng quá nhiều đường sẽ không tốt cho đường tiêu hóa và sức khỏe.
Hãy thực hiện theo các bước dưới đây để pha sắn dây đúng.
Cách pha bột sắn dây nấu chín
Nếu bạn cần bột sắn dây trong trạng thái nấu chín cho món ăn nào đó thì bạn cần đun bột sắn dây đã được pha sống. Để có được thành phẩm, trước tiên bạn cần thực hiện theo bước 1 và 2 của cách pha bột sắn sống đã hướng dẫn ở trên.
Tiếp sau đó, bạn đổ hỗn hợp đã được chuẩn bị trên vào nồi và đun trên lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy liên tục để tránh tạo cục và đảm bảo bột sắn dây nấu chín đều.
Hãy đun cho đến khi bột sắn dây chuyển sang màu trong suốt và đặc (khoảng 5 - 7 phút). Quá trình thực hiện các bước này sẽ giúp bạn kiểm soát được độ đặc và sánh của bột sắn dây để phù hợp với nhu cầu sử dụng cho các món đồ ăn hoặc thức uống sau đó mà bạn muốn chế biến.
Bột sắn dây đã được nấu chín cần để nguội sau đó mới thêm vào các món ăn hoặc thức uống mà bạn cần dùng.
Những lưu ý khi uống bột sắn dây
Không nên uống quá 1 ly sắn dây/ngày, nên uống chín để đảm bảo sức khỏe. Lưu ý, bạn chỉ nên cho thêm 1 chút đường, không nên uống với quá nhiều đường.
Nhiều người thường có thói quen ướp hoa bưởi vào bột để nước mùi vị thơm ngon hơn. Tuy nhiên, đây là thói quen không được đúng đắn, vì hoa bưởi sẽ làm giảm đáng kể dược tính của sản phẩm.
Bột có tính hàn rất mạnh. Vì vậy, nếu cho trẻ em sử dụng tinh bột sắn dây ở dạng "sống", các bé dễ bị lạnh bụng và có thể bị tiêu chảy. Vì vậy bạn nên nấu chín khi cho trẻ ăn.
Đối với phụ nữ mang thai, cơ thể thường bị nóng, nếu uống nước sắn dây sẽ rất tốt. Tuy vậy, nếu bạn thấy người mình đang bị lạnh, cơ thể yếu ớt, mỏi mệt, có biểu hiện huyết áp bị hạ thấp tuyệt đối không nên uống bột sắn dây vì chúng có thể khiến cơ thể bạn mệt mỏi hơn.