Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Ung thư dạ dày: 4 dấu hiệu sau khi ăn cảnh báo bệnh đã âm thầm tấn công cơ thể

(VTC News) -

Khi 4 triệu chứng này xuất hiện sau bữa ăn chính là lời cảnh báo sự xuất hiện của bệnh ung thư dạ dày, bạn cần đặc biệt chú ý.

Theo các chuyên gia ung thư trên kênh Family Doctor, ung thư dạ dày là căn bệnh ung thư có tỷ lệ người mắc cao, nhiều người trong chúng ta không biết nhiều về bệnh ung thư dạ dày, không hiểu rõ các triệu chứng ban đầu của nó, cho đến khi dù rõ ràng là mắc bệnh ung thư dạ dày nhưng lại không biết dẫn đến bệnh phát triển đến giai đoạn muộn.

Các bác sĩ cho biết, 4 biểu hiện sau bữa ăn được liệt kê dưới đây rất có thể là triệu chứng cảnh báo sớm của bệnh ung thư dạ dày, nếu bạn nghi ngờ, hãy đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt.

Ung thư dạ dày: 4 dấu hiệu sau khi ăn cảnh báo bệnh đã âm thầm tấn công cơ thể - 1

(Ảnh minh họa)

Những biểu hiện sau bữa ăn là dấu hiệu báo trước sự xuất hiện của bệnh ung thư dạ dày

1. Đầy hơi, trướng bụng

Cảm giác no sau khi ăn là điều bình thường, nhưng điều này thường xảy ra khi bạn ăn quá nhiều.

Nếu bạn vẫn cảm thấy có cảm giác bị đầy hơi sau khi ăn một lượng nhỏ thức ăn thì đó có thể là nguyên nhân khiến dạ dày bị tổn thương, hoặc đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày, vì vậy hãy chú ý. Chưa ăn đã no, ăn xong bị trướng bụng thường xuyên thì nên cần đến sự tư vấn và thăm khám của bác sĩ.

2. Đau bụng

Theo các bác sĩ, nếu bạn chỉ là đau bụng ngẫu nhiên thì có thể do tiêu hóa kém, hoặc do dạ dày không tốt, sau đó một lát thì bệnh sẽ thuyên giảm. Nhưng nếu bạn cảm thấy đau sau mỗi bữa ăn, kéo dài nhiều ngày, cũng như kèm theo các triệu chứng ợ hơi, khó tiêu thì bạn phải hết sức cảnh giác, đó rất có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư dạ dày.

3. Trào ngược axit

Khi bệnh ung thư dạ dày đã xuất hiện, chức năng của dạ dày sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Sau khi thức ăn đi vào dạ dày sẽ có cảm giác bị trào ngược lên thực quản, kèm theo việc có dấu hiệu trào ngược axit và ợ chua.

Nếu bạn có biểu hiện như vậy mỗi khi ăn, thậm chí là nôn mửa, uống thuốc dạ dày cũng không có tác dụng gì thì rất có thể đó là nguyên nhân giúp bạn kiểm tra ngay xem có phải đã tiềm ẩn bệnh ung thư dạ dày hay không.

4. Phân chuyển sang màu đen

Một số người có thói quen đi vệ sinh/đại tiện ngay sau khi ăn, nếu đi ngoài ra phân màu đen thì bạn thật sự phải cảnh giác cao độ.

Các bác sĩ chuyên khoa ung thư cũng cho biết, khi tế bào ung thư xâm lấn vào niêm mạc dạ dày và các mô khác của dạ dày, sẽ có thể gây chảy máu, màu phân có lẫn máu và phân sẽ chuyển sang màu đen.

Phân màu đen là đặc điểm điển hình của bệnh ung thư dạ dày, và khi bạn nhìn thấy mình đi ngoài có phân màu đen sẫm hoặc dính máu, thì nên đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.

(Ảnh minh họa)

Điều trị ung thư dạ dày như thế nào?

Nếu bạn bị ung thư dạ dày, bạn nên đến bệnh viện lớn hoặc chuyên khoa để điều trị càng sớm càng tốt, việc điều trị được tiến hành càng sớm thì cơ hội sống càng dài.

Sau điều trị đúng tiêu chuẩn, tỷ lệ sống thêm 5 năm của bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu tương đối cao, đạt 90%.

Có nhiều phương pháp điều trị ung thư dạ dày, bao gồm điều trị ngoại khoa, hóa trị, xạ trị, điều trị trúng đích, điều trị bằng y học cổ truyền và liệu pháp miễn dịch, tất cả đều mang lại hiệu quả điều trị tốt.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh.

Ngoài ra, lời khuyên của bác sĩ điều trị dành cho bệnh nhân ung thư dạ dày nên duy trì thái độ vui vẻ, củng cố niềm tin về tương lai và tích cực hợp tác với bác sĩ điều trị.

Điều trị ung thư dạ dày chú trọng việc cá nhân hóa, có thể phẫu thuật không, có nên dùng hóa trị hay không, có phù hợp với điều trị đích hay không thì đều nên tuân theo hướng dẫn và lời khuyên của bác sĩ.

Thảo Linh (Theo Family Doctor)

Tin mới