Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Từ loài cỏ mọc dại, người miền Tây đem về nhúng lẩu cá trê rồi thành món đặc sản

Ẩm thực miền Tây dân dã ngay từ nguyên liệu đến cách chế biến nhưng vẫn đủ hấp dẫn để níu chân du khách.

Ai đã về miền Tây chắc hẳn một vài lần cảm thấy ngạc nhiên trước thói quen ăn uống của người dân nơi đây. Lý do là bởi nhiều loại thực vật tưởng chừng là cỏ mọc dại lại có thể đem đi chế biến thành món đặc sản nào đó. Cỏ xước nhúng lẩu cá trê vàng là một ví dụ.

Cây cỏ xước. (Ảnh minh họa)

Cỏ xước thường mọc ở bãi bồi, bờ sông một cách tự nhiên, không cần phân thuốc hay công người chăm sóc. Thân cỏ xốp, có vị nhẫn đắng nhẹ và thơm mùi đặc trưng, nên rất hay được người miền Tây đem nấu kết hợp với các loài đánh bắt ngoài tự nhiên như cá trê vàng, ngoài ra còn có thể nấu với cua đồng, tép đồng.

Nấu với cá trê vàng là một trong những cách chế biến ngon nhất của cỏ xước. (Ảnh minh họa)

Cá trê vàng thịt săn chắc, béo mà không ngán. 2 nguồn nguyên liệu rất sẵn trong tự nhiên này kết hợp với nhau trở thành món ăn ngon và khá lạ miệng. 

Cách chế biến cũng đơn giản, không cầu kỳ như tính cách của người miền Tây. Cá trê sơ chế cho sạch nhớt, bỏ vây, ruột rồi cho vào nồi nước lèo. Cỏ xước cắt khúc vừa ăn. Đợi nước lẩu sôi thì nhúng cỏ xước cho chín mềm rồi gắp ra chấm với nước mắm dầm ớt, theo công thức “1 miếng cá, 2 đũa rau”.

Lẩu cá trê thơm ngon ăn cùng các loại rau và cỏ xước. (Ảnh minh họa)

Loại rau đặc biệt này khi mới nếm có vị hơi nhẫn nhưng càng nhai càng bùi, càng ngọt. Thịt cá trê mềm, ngọt và béo, chấm với nước mắm cay lại càng thơm ngon.

Ăn món này thì không thể thiếu một chén nước chấm ngon. (Ảnh minh họa)

Giờ đây, món ăn này đã trở thành đặc sản. Không chỉ người địa phương yêu thích mà ngay cả du khách về miền Tây cũng rủ nhau làm nồi lẩu, vừa nhâm nhi vừa trò chuyện thì không còn gì bằng.

Rachel Phạm (Tổng hợp)

Tin mới