Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Tỉnh nào có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất Việt Nam?

(VTC News) -

Đây là tỉnh có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất Việt Nam, thuộc khu vực Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

1. Tỉnh nào có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất Việt Nam?

  • A

    Khánh Hòa

  • B

    Bà Rịa - Vũng Tàu

    Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có trữ lượng dầu khoảng 400 triệu tấn, chiếm 93,29% cả nước; trữ lượng khí trên 100 tỷ m3, chiếm 16,2% cả nước.
    Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những trung tâm khai thác, chế biến dầu lớn nhất Việt Nam. Từ năm 2000 tới nay, Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành địa phương đi đầu trong lĩnh vực năng lượng.

  • C

    Ninh Thuận

  • D

    Cà Mau

2. Mỏ dầu nào của Bà Rịa - Vũng Tàu chiếm tới 80% sản lượng cả nước?

  • A

    Rạng Đông

  • B

    Rồng Bay

  • C

    Đại Hùng

  • D

    Bạch Hổ

    Theo cổng thông tin điện tử Bà Rịa - Vũng Tàu, mỏ Bạch Hổ chiếm hơn 80% sản lượng chung của lượng dầu khai thác được ở Việt Nam. Mỏ Bạch Hổ cho sản lượng khai thác mỗi ngày đạt 38.000 tấn dầu thô.
    Mỏ nằm ở vị trí Đông Nam, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 145 km. Đơn vị khai thác mỏ này là Liên doanh Dầu khí Việt- Nga Vietsovpetro thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Từ mỏ này có đường ống dẫn khí đồng hành vào bờ cung cấp cho nhà máy khí hóa lỏng Dinh Cố, nhà máy điện Bà Rịa và Trung tâm điện lực Phú Mỹ cách Vũng Tàu 40 km. Mỏ Bạch Hổ hiện đang khai thác bằng chế độ tự phun, góp phần không nhỏ cho nền kinh tế nước nhà.

3. Bờ biển Bà Rịa - Vũng Tàu dài bao nhiêu?

  • A

    303 km

  • B

    304 km

  • C

    305 km

    Bà Rịa - Vũng Tàu có bờ biển dài 305 km, nhiều bãi tắm đẹp, tạo thuận lợi để phát triển mạnh về du lịch biển.
    Ngoài ra, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng là trung tâm cảng biển chính của khu vực Đông Nam Bộ với hàng loạt cảng lớn tập trung trên sông Thị Vải. Tính đến nay đã có 47 bến cảng; 3 bến phao neo và 10 cảng dầu khí ngoài khơi đang khai thác.

  • D

    306 km

4. "Địa ngục trần gian" là tên gọi của nhà tù nổi tiếng nào tại tỉnh?

  • A

    Nhà tù Côn Đảo

    Nhà tù Côn Đảo nằm ở trung tâm thị trấn, cách chợ Côn Đảo chừng 1km. Ngày nay thuộc vùng biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nơi đây được mệnh danh là "địa ngục trần gian" - nơi khắc nghiệt nhất của chế độ tù đày. 
    Nhà tù Côn Đảo do chính quyền thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xây dựng với 127 phòng giam, 42 xà lim, 504 phòng giam biệt lập.
    Đặc biệt nhất chính là khu vực phòng giam biệt lập, nơi đây được mệnh danh là khu “chuồng cọp” nổi tiếng tàn ác, chuyên dùng các hình thức khủng khiếp để thực hiện tra tấn tù nhân. Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, nhà tù Côn Đảo bị giải thể. Đến năm 1979 thì nơi đây được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia.

  • B

    Nhà tù Hỏa Lò

  • C

    Nhà tù Lao Vinh

  • D

    Nhà tù Lao Bảo

5. Bãi biển nào dưới đây nổi tiếng tại Vũng Tàu?

  • A

    Bãi Sao

  • B

    Bãi Sau 

    Bãi Sau, hay còn được gọi là bãi Thùy Vân là một trong những bãi biển đẹp nhất tại Vũng Tàu, nằm ở phía Đông Nam thành phố Vũng Tàu, kéo dài khoảng 8km từ chân núi Nhỏ đến Cửa Lấp.
    Trước mặt là biển Đông, bãi Sau mang trong mình vẻ đẹp hài hòa màu sắc với màu trắng của những đồi cát trải dài nối tiếp, màu xanh của rừng phi lao cổ thụ, rừng dương ngút ngàn, hàng dừa rợp bóng, cùng với màu xanh trong vắt mát lành của biển.
    Mặt biển bãi Sau phẳng lặng vào mùa gió nam nhưng lại sóng to, gió lạnh vào mùa gió bắc. Với không khí trong lành, thoáng mát, cảnh đẹp hữu tình, bãi Sau sẽ tạo nên cảm giác thoải mái cho du khách sau những ngày làm việc mệt nhọc.

  • C

    Biển Mỹ Khê

  • D

    Biển Mũi Né

6. Loại bánh đặc trưng tại Bà Rịa - Vũng Tàu? 

  • A

     Bánh khọt 

    Bánh khọt là món đặc sản Bà Rịa Vũng Tàu mà không ở đâu có được hương vị này. Bánh khọt ăn kèm với nước mắm chua ngọt, rau sống và đu đủ thái sợi để thưởng thức hương vị thơm ngon, đậm đà của món ăn này.
    Theo lời truyền miệng từ những người hành nghề làm bánh khọt lâu năm, bánh khọt Vũng Tàu có nguồn gốc từ bánh căn xuất phát từ vùng Bình Thuận, Ninh Thuận và Thanh Hóa. Nhiều người bảo rằng, nguồn gốc của tên gọi bánh khọt được biến tấu từ tiếng "khọt khọt", đó là âm thanh được phát ra khi lóc bánh cho lên đĩa. 

  • B

    Bánh tét

  • C

    Bánh giầy

  • D

    Bánh giò

Khánh Sơn

Tin mới