Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thứ trưởng Bộ Y tế: Khẩu trang không phải là 'cứu tinh' ngừa virus corona

(VTC News) -

“Khẩu trang không phải là cứu tinh, chưa chứng minh là biện pháp hiệu quả để phòng bệnh dịch, không nhất thiết dùng khẩu trang y tế”.

Đó là lời khuyên được ông Nguyễn Thanh Long, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Thứ trưởng Bộ Y tế đưa ra trong buổi họp báo lần thứ 2 với báo chí về quá trình khống chế dịch viêm phổi Vũ Hán do chủng mới của virus corona vào chiều nay 5/2.

Ông Nguyễn Thanh Long, Phó trưởng Ban Tuyên giáo TƯ, Thứ trưởng Bộ Y tế.

 

Theo GS Long, có 3 phương thức lây truyền chủ yếu là lây qua không khí - ở đây là lây qua việc tiếp xúc với giọt nước bọt từ người ho, hắt hơi, sổ mũi vào đường hô hấp; lây trực tiếp- khi tiếp xúc với người bệnh, bắt tay người bệnh nếu không thực hiện biện pháp phòng bệnh, rửa tay với xà phòng; và lây truyền từ bề mặt đã nhiễm bẩn.

Trong đó, khi ho, hắt hơi, virus này không lơ lửng trên không khí vì thế nguy cơ lây không khí thấp, chủ yếu lây qua tiếp xúc. Khi ra ngoài, tồn tại trên bề mặt gỗ, đá, sắt, thép, vải... Thời gian tồn tại của virus khá lâu. Khi đó, nếu sờ tay vào bề mặt nhiễm khuẩn rồi đưa lên mắt mũi miệng là đường lây truyền đáng quan ngại. Ngoài ra, có thể lây qua phân từ người nhiễm bệnh, nhưng đường lây này chưa có cơ sở khoa học.

Theo phản xạ, thường cứ 10 phút 1 lần là tay có thể có động tác đưa lên mặt, không nằm trong ý thức. Vì thế WHO khuyên rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc đám đông.

Virus này lây trong thời gian ủ bệnh, nghĩa là lây ngay trong giai đoạn khi người bệnh không có triệu chứng. Có thể có người có triệu chứng rất nhẹ, chỉ biểu hiện đau mỏi cơ sốt nhẹ, ho rất nhiều, nhưng thực chất bị bệnh này nên dễ bỏ sót một số trường hợp.

Về cách phòng ngừa, theo Thứ trưởng Long, khẩu trang không phải là cứu tinh, bởi chưa chứng minh được hiệu quả phòng bệnh. "Nơi nắng, gió như Tây Nguyên không nhất thiết dùng khẩu trang y tế. Virus này rất sợ nắng, gió và tia cực tím”, ông Long hướng dẫn.

Thứ trưởng dẫn khuyến cáo của ổ chức Y tế thế giới được đăng tải trên website: "Không cần đeo khẩu trang y tế vì chưa có bằng chứng khoa học cho thấy có lợi ích bảo vệ Sức Khỏe đối với người không bị bệnh".

Như vậy khẩu trang không phải cứu tính để ngăn ngừa virus corona.

Vì sợ ánh sáng, nhiệt độ, tia cực tím, gió nên virus không thể tồn tại và phát triển trong môi trường thông thoáng khí, nhiệt độ cao. "Nơi nắng, gió như Tây Nguyên không nhất thiết dùng khẩu trang y tế. Virus này rất sợ nắng, gió và tia cực tím”, ông Long nói. "Không nhất thiết đeo khẩu trang y tế".

Đeo khẩu trang thế nào?

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, cho biết qua hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới, Bộ Y tế sẽ có sơ đồ vẽ những đối tượng nào cần đeo và cách sử dụng khẩu trang y tế, khẩu trang vải. Hướng dẫn về đeo khẩu trang được đăng trải trên website của Bộ Y tế.

Tất cả những ai thăm khám người bệnh đều cần được đeo khẩu trang y tế. Cách đeo đúng cách là không được sờ vào mặt trong hay mặt ngoài của khẩu trang, tránh virus có thể xâm nhập qua đường miệng hoặc mũi, chỉ có thể sờ vào quai của khẩu trang.

Để phòng bệnh, người dân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang vải khi đi xe máy để chống bụi và các loại virus khác.

Tình hình dịch bên trên thế giới

Theo thông tin từ Hệ thống giám sát dịch bệnh của Việt Nam (Bộ Y tế), tính đến 14h30 ngày 5/2, thế giới ghi nhận 24.567 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona (nCoV) gây ra.

Trong đó 493 người chết (491 người Trung Quốc, 1 người chết tại Phillippines, 1 người ở Hồng Kông). Riêng Trung Quốc có 24.327 trường hợp nhiễm bệnh tại 30/31 tỉnh/thành phố.

Ngoài quốc gia này, thế giới cũng ghi nhận 230 trường hợp nhiễm virus corona tại 27 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm: Thái Lan (25 trường hợp), Nhật Bản (33), Hồng Kông (18), Singapore (24), Đài Loan (11), Ma Cao (10), Australia (13), Malaysia (10), Hoa Kỳ (11), Pháp (6), Việt Nam (10), Đức (12), Hàn Quốc (18), Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (5), Canada (5), Italia (2), Anh (2), Nga (2), Campuchia (1), Nepal (1), Sri Lanka (1), Phần Lan (1), Ấn Độ (3), Philippines (3), Tây Ban Nha (1), Thụy Điển (1), Bỉ (1).

 

Hà Cường

Tin mới