Tuy nhiên, hoạt động của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc đã bị các khinh hạm chống ngầm thuộc nhóm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth phát hiện, thậm chí họ còn biết rõ tàu Trung Quốc nào đang “bám đuôi” mình.
Các nguồn tin của Express cho hay, các sĩ quan phụ trách tác chiến chống ngầm trên hai khinh hạm HMS Kent và HMS Richmond đã phát hiện ít nhất hai tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Shang (Type 093) thuộc hải quân Trung Quốc di chuyển ngay sau nhóm tàu Queen Elizabeth trong hành trình từ Biển Đông tiến vào Thái Bình Dương.
Trước đó, Hải quân Hoàng gia Anh cũng đã chuẩn bị sẵn phương án đối phó trước nguy cơ nhóm tàu Queen Elizabeth bị các tàu do thám của Trung Quốc tiếp cận, hoạt động của tàu sân bay HMS Queen Elizabeth trong khu vực gần như không được công khai.
Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Shang của hải quân Trung Quốc. (Ảnh:
Nhóm tàu khinh hạm Anh nói trên đã phối hợp cùng nhau theo dõi sát hoạt động của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc trong hơn 6 giờ nhằm đảm bảo HMS Queen Elizabeth không bị bám đuôi sau khi rời Biển Đông.
Trước đó, ngày 3/8, tàu ngầm tấn công hạt nhân HMS Artful (S121) của hải quân Anh thuộc nhóm tàu Queen Elizabeth đã phát hiện hoạt động của một tàu ngầm lớp Shang khác gần khu vực HMS Queen Elizabet hoạt động.
Được biết, đêm qua 8/8, HMS Queen Elizabeth và nhóm tàu hộ tống đã cập cảng Apra, căn cứ hải quân của Mỹ ở đảo Guam. Các chuyến thăm theo kế hoạch đến Hàn Quốc và Nhật Bản đã bị hủy bỏ do COVID-19 bùng phát trở lại.
Bình luận về sự kiện trên, cựu Chuẩn Đô đốc Chris Parry từng phục vụ trong hải quân Anh cho biết các mối đe dọa từ tàu ngầm luôn là nguy cơ thường trực đôi với hải quân hoàng gia, tuy nhiên họ lo sợ về tàu ngầm Nga hơn là Trung Quốc vì chúng tiên tiến hơn và rất khó để phát hiện.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth. (Ảnh: Hải quân Anh)
Hải quân Trung Quốc hiện đang vận hành 6 tàu ngầm tấn công hạt nhân thế hệ thứ hai, lớp Shang là một trong số đó. Mẫu tàu ngầm này có thể hoạt động liên tục trên biển trong 80 ngày và được trang bị nhiều loại tên lửa hành trình khác khác.
Lực lượng tàu ngầm Trung Quốc hiện có trong biên chế 66 tàu các loại, nhiều hơn cả Hải quân Mỹ và Hải quân Hoàng gia Anh, đây được xem là một trong những lực lượng then chốt giúp Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng của họ ra Thái Bình Dương cũng như duy trì hiện quân sự trên các vùng biển tranh chấp.
Việc Trung Quốc mở rộng tầm hoạt động các tàu ngầm của họ ra Thái Bình Dương trong vài năm trở lại gần đây vẫn đang được hải quân Mỹ theo dõi sát sao.