Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tại sao tù binh chiến tranh Nhật Bản sợ ý tá Liên Xô?

(VTC News) -

Trong Thế chiến II, khi bị giam giữ tại Liên Xô, nỗi sợ lớn nhất của các binh sĩ Nhật Bản không phải là những người lính của Hồng quân, mà là y tá.

Thế chiến II là cuộc chiến tranh lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Nó diễn ra trên toàn bộ châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Đại Dương. Chiến trường được chia làm 2 phần – mặt trận phía Tây và phía Đông.

Thiệt hại kinh tế của Thế chiến II lên tới hơn 500 triệu USD. Với số tiền đó đủ để tạo ra một bước nhảy vọt trong sự phát triển của bất kỳ quốc gia nào trong một thời gian ngắn.

Tại sao tù binh chiến tranh Nhật Bản lại sợ ý tá Liên Xô? (Ảnh: RIA)

Nếu Thế chiến I xảy ra một phần là do sự xuất hiện các khủng hoảng của hệ thống tư bản và sự tranh giành tài nguyên trên quy mô toàn cầu, thì Thế chiến II là hậu quả của khủng hoảng kinh tế, bởi các vấn đề chính trị tồn đọng sau Thế chiến I là không thể giải quyết được.

Khi đó, nước Đức dưới áp lực của chủ nghĩa đế quốc đã không thể thở và phát triển được. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng kinh tế lớn đã thêm dầu vào lửa, và điều này cuối cùng cũng dẫn đến việc Hitler dẫn dắt Đức đi theo con đường không thể quay đầu.

Phát xít Nhật không chỉ xâm chiếm Trung Quốc, mà còn đối đầu với Mỹ khi trực tiếp lôi họ vào cuộc chiến. Trên thực tế, Mỹ nhận thức được mong muốn bành trướng của Nhật Bản, vì vậy họ đã áp đặt lệnh cấm vận thương mại đối với nước này và cắt đứt nguồn cug cấp dầu. Theo đó, nếu Nhật Bản, một quốc gia thiếu tài nguyên, mất nguồn dầu, thì tất cả các thiết bị quân sự của nước này sẽ biến thành kim loại phế liệu. Kết quả, Nhật tấn công Mỹ.

Mỹ tuyên chiến với Nhật Bản và phát động một cuộc phản công đáng kinh ngạc, biến chiến trường Thái Bình Dương thành một đại dương “xác chết”. Cuối cùng, để đẩy nhanh chiến thắng trong cuộc chiến, Mỹ đã thả 2 quả bom nguyên tử cực mạnh xuống các thành phố của Nhật bản là Hiroshima và Nagasaki, gián tiếp dẫn đến sự đầu hàng của Nhật Bản. Vào thời điểm này, Liên Xô cũng tuyên chiến với quân đội Nhật ở phía đông bắc Trung Quốc, và nhiều binh lính Nhật đã bị bắt.

Vậy Liên Xô xử lý thế nào với các tù binh chiến tranh này?

Nhiều tù binh chiến tranh Nhật Bản bị đày đến Siberia lao động. Nhưng bất chấp điều này, nỗi sợ lớn nhất của họ không phải là những người lính Liên Xô, mà là các y tá. Lý do là gì?

Theo chính sách của Liên Xô, các tù binh chiến tranh bị bệnh hay thương tật đều được trao trả cho Nhật Bản. Do đó, nếu muốn trở về nước, các tù binh Nhật Bản phải bị bệnh tật nào đó và càng nghiêm trọng càng tốt. Chính các y tá Liên Xô là người thăm khám và kết luận họ có bị bệnh hay không.

Do đó, nếu y tá nói rằng anh ta không bị bệnh tật gì, thì đó sẽ là cơn ác mộng tồi tệ nhất đối với tù binh chiến tranh Nhật Bản. Điều này có nghĩa là anh ta sẽ không những không được trở về nước, mà còn phải tiếp tục lao động tại đây cho đến khi hai bên ký kết trao đổi tù binh.

Văn Đức (Nguồn: Sohu)

Tin mới