Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Tác dụng phụ không ngờ của mướp đắng

(VTC News) - Mướp đắng có công dụng làm mát, giải nhiệt cơ thể, tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều, mướp đắng có thể gây ra một số tác động tiêu cực. (HT tổng hợp)

Kích thích sẩy thai: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thai phụ và những người đang trong kỳ kinh nguyệt không nên ăn mướp đắng. Loại quả này có chứa một số thành phần tương tự như thuốc gây sẩy thai và thuốc điều kinh, kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non với bà bầu.

Tác động tiêu cực tới khả năng sinh sản: Ăn nhiều mướp đắng sẽ làm một số loại hóc-môn “tình yêu” gia tăng quá mức cần thiết, tạo ra những thành phần độc tố gây hại trong cơ thể, làm giảm khả năng sinh sản.

Ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ: Không chỉ gây khó tiêu, phần ruột và hạt bên trong trái mướp đắng còn chứa nhiều thành phần độc tố gây hại cho sức khỏe của trẻ em.

Bệnh về đường tiêu hóa: Tiêu thụ một lượng lớn mướp đắng có thể dẫn tới tiêu chảy, đau bụng và rối loạn tiêu hóa khác.

Hôn mê do hạ đường huyết: Một trong những tác dụng phụ phổ biến do ăn nhiều mướp đắng là tình trạng hôn mê do hạ glucose huyết, gây thiếu hụt năng lượng, buộc các tế bào não phải tìm kiếm năng lượng từ nhiều nguồn khác nhau.

Thiếu máu tan huyết: Bệnh thiếu máu tán huyết là kết quả của việc thiếu hụt máu do các enzyme không hoạt động được như bình thường. Khi bạn tiêu thụ quá nhiều mướp đắng, lượng độc tố trong loại rau này sẽ tác động đến chức năng của các enzyme, gây hại cho sức khỏe.

Người bị bệnh huyết áp thấp cũng nên kiêng ăn mướp đắng: Mướp đắng là thực phẩm có tác dụng giảm huyết áp chính vì thế bạn không nên ăn quá nhiều sẽ dẫn đến huyết áp thấp gây đau đầu, chóng mặt đặc biệt đối với những bệnh nhân có huyết áp thấp thì nên hạn chế sử dụng.

Không thích hợp cho những người bị bệnh về gan và thận: Người bị bệnh về gan và thận cần tránh ăn mướp đắng vì chúng rất khó tiêu hóa, có thể gây đầy hơi. Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) cũng nên tránh xa loại rau có vị đắng này.

Nguồn:

Tin mới