Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tác dụng của cây diệp hạ châu và những lưu ý khi sử dụng

(VTC News) -

Dưới đây là những tác dụng của cây diệp hạ châu với sức khỏe bạn không nên bỏ qua.

Diệp hạ châu hay còn gọi là cây chó đẻ răng cưa là loại cây quen thuộc với người Việt Nam. Tuy quen thuộc nhưng không phải ai cũng có thể biết hết tác dụng của loại cây này. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những tác dụng của cây diệp hạ châu.

Tổng quan về cây diệp hạ châu

Diệp hạ châu còn gọi là cây chó đẻ, chó đẻ răng cưa. Tại Việt Nam, cây có nhiều tên địa phương khác như diệp hòe thái, lão nha châu, trân châu thảo.

Theo Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, diệp hạ châu diệp thuộc loại thân thảo, cao 20cm - 30cm, có khi tới 60-70cm. Thân cây diệp hạ châu nhẵn màu hồng đỏ, có loại màu xanh. Thân cây phần xốp ở giữa tạo thành đường rỗng bên trong. Lá cây nhỏ, hình bầu dục, chúng tạo thành 2 hàng ở 2 bên cành lá. Các cành lá mọc so le với nhau.

Được gọi là diệp hạ châu vì có các hạt tròn, nhỏ nằm dưới cành lá. Diệp hạ châu là loài cây hoang dại, chúng mọc ở mọi nơi trên đất nước, từ thành thị đến nông thôn. Hiện nay, chúng được trồng nhiều trên các cánh đồng, trang trại để làm nguyên liệu cho công nghiệp dược liệu.

Diệp hạ châu có nhiều tác dụng với sức khỏe

Tác dụng của cây diệp hạ châu

Diệp hạ châu là loại dược liệu phổ biến trong cuộc sống. Không khó để tìm loại cây này ở cả thành phố và nông thôn. Chúng được dùng để chế biến thành các vị thuốc điều trị bệnh. Toàn bộ các bộ phận của cây diệp hạ châu được dùng để làm thuốc: Từ thân, lá, quả, chỉ bỏ phần rễ cây.

Dược liệu diệp hạ châu sau khi thu về sẽ được bỏ rễ, rửa sạch, băm nhỏ và phơi khô để làm thuốc. Cây diệp hạ châu sau khi làm khô nên được bảo quản trong túi nilon kín hoặc chai lọ có nắp đậy. Nên để chúng ở nơi khô thoáng để tránh sự mốc, mọt. Sản phẩm khi bị ẩm mốc sẽ được loại bỏ.

Diệp hạ châu là vị thuốc có vị đắng, tính mát. Nó thường được dùng như vị thuốc tiêu độc, sát trùng, tiêu viêm, tán ứ, thông huyết mạch và lợi tiểu. Ở nhiều nơi, chó đẻ răng cưa được dùng để trị mụn nhọt, đinh râu, chữa rắn cắn. Có thể dùng bằng cách đắp ngoài hoặc sắc nước uống. Ngoài ra, loại thảo dược này còn dùng để hạ sốt, lợi tiểu, đái tháo đường, u xơ tuyến tiền liệt, viêm âm đạo, viêm đại tràng. Đặc biệt là khả năng chữa bệnh viêm gan vàng da.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chó đẻ răng cưa tác dụng ức chế mạnh HBV- DNA, làm virus không bám vào được ADN của người, từ đó chúng không nhân lên được và sẽ bị đào thải ra ngoài. Bệnh nhân viêm gan B sau khi sử dụng thuốc có chứa thành phần chó đẻ răng cưa thấy hiệu quả rõ rệt. Đo hoạt độ enzym của người bệnh thấy enzym transaminase được cải thiện từ 50-97%, bilirubin toàn phần về mức bình thường.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng diệp hạ châu

Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng cho biết liều dùng diệp hạ châu là 20 - 40g dược liệu mỗi ngày ở dạng cây tươi hay sao khô, sắc đặc để uống.

Khi dùng ở dạng bôi, đắp ngoài da thì không giới hạn liều lượng.

Lương y Sáng cũng khuyên nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ chuyên môn hoặc chuyên gia sức khỏe trước khi sử dụng diệp hạ châu để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Thanh Thanh - Như Loan

Tin mới