Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Thiên văn, hành tinh được đặt tên là TOI-561 b, quay quanh hệ sao TOI-561. TOI-561 b lớn gần gấp đôi so với Trái đất, nhưng mất một nửa thời gian để quay quanh ngôi sao của nó.
"Hành tinh đá quay quanh TOI-561 là một trong những hành tinh đá lâu đời nhất chưa được phát hiện. Sự tồn tại của nó cho thấy vũ trụ đã hình thành các hành tinh đá gần như kể từ khi ra đời cách đây 14 tỷ năm", Lauren Weiss - tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
Ảnh minh họa về TOI-561 b. (Ảnh: Adam Makarenko)
TOI-561 b có nhiệt độ bề mặt 1.726 độ C. Nhiệt độ này quá nóng để duy trì sự sống, nhưng các nhà khoa học cho rằng hành tinh này có thể từng ấm áp hơn trong quá khứ.
Điều khiến các nhà khoa học kinh ngạc về TOI-561 b là nó có mật độ tương tự như của Trái đất.
"Điều này đáng ngạc nhiên vì chúng tôi dự đoán mật độ sẽ cao hơn", nhà vật lý thiên văn hành tinh UC Riverside và đồng tác giả nghiên cứu Stephen Kane cho biết.
Mật độ thấp của TOI-561b đồng nghĩa nó có tương đối ít nguyên tố nặng. Điều này cho thấy nó có thể đã hình thành từ cách đây rất lâu. Các nhà thiên văn cho rằng "khoảng thời gian rất lâu có thể là" khoảng 10 tỷ năm.
Sao chủ của TOI-561b, TOI-561 là một trong những ngôi sao hiếm hoi nằm trong vùng gọi là đĩa dày thiên hà. Những ngôi sao thuộc vùng này có ít nguyên tố nặng hơn nhiều so với các ngôi sao điển hình trong Dải Ngân hà.
Về TOI-561b, đồng tác giả nghiên cứu Stephen Kane cho rằng mặc dù hành tinh này hiện không có người sinh sống, nó là dấu hiệu báo trước về các thế giới đá chưa được phát hiện xung quanh các ngôi sao lâu đời nhất của thiên hà chúng ta.