CNN đưa tin, hôm 11/4, trên facebook của Hội sinh viên Đại học Bago đăng tải thông tin về việc chính quyền quân sự Myanmar tính phí 120.000 kyat (85 USD) đối với các gia đình muốn tìm thi thể của người thân chết trong cuộc biểu tình hôm 9/3.
“Quân đội hiện tính phí các gia đình 120.000 kyat Myanmar (85 USD) để tìm thi thể của những người thân thiệt mạng hôm 9/4”, CNN trích dẫn bài đăng trên Facebook từ Hội sinh viên Đại học Bago.
Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân chính trị (AAPP), ít nhất 82 người biểu tình thiệt mạng ở Bago hôm 9/3, sau khi lực lượng an ninh “đột kích” thành phố này. AAPP cáo buộc quân đội Myanmar sử dụng súng trường, súng phóng lựu và lựu đạn cầm tay để trấn áp người biểu tình.
Chính quyền quân sự Myanmar bị tố tính phí để tìm thi thể thân nhân chết trong các cuộc biểu tình. (Ảnh: CNN)
CNN dẫn lời nhân chứng cho biết, nhiều cư thành phố Bago dân đã chạy trốn đến các ngôi làng gần đó kể từ cuộc đột kích hôm 9/4. Nhân chứng cũng cho hay, Internet đã bị cắt trong khu vực kể từ, và lực lượng an ninh tiếp tục lùng sục ở các khu vực lân cận.
"Tôi đang sống trên con phố chính. Lực lượng an ninh đến và đóng quân thường xuyên. Do bị đe dọa, chúng tôi phải chuyển vào ngôi nhà trong ngõ gần đó. Các thi thể chất đống tại nhà xác sau vụ xả súng hôm 9/4”, CNN dẫn lời nguồn tin cho hay.
Trong khi đó, tờ Global New Light - thuộc chính quyền quân sự Myanmar, cáo buộc: "Lực lượng an ninh đã bị các nhóm bạo loạn tấn công khi đang dỡ bỏ các rào chắn đường do họ dựng lên ở các đường phố ở Bago”. Tờ Global New Light cho rằng “những kẻ này đã dùng súng tự chế, bom xăng, mũi tên, lựu đạn và khiên tự chế để chống đối lực lượng an ninh".
Tính đến cuối hôm 11/4, AAPP cho biết, có 706 người thiệt mạng và khoảng 3.000 người bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình ở Myanmar từ sau đảo chính.
Đảo chính ở Myanmar diễn ra hôm 2/1 khi Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và loạt quan chức chính quyền dân sự bị quân đội bắt giữ. Kể từ đó, các cuộc biểu tình phản đối đảo chính và chính quyền quân sự lan rộng với quy mô lớn trên khắp Myanmar.