Mùa vải thường kéo dài trong hơn một tháng, thường bắt đầu từ giữa tháng 5 tới giữa tháng đến đầu tháng 7. Từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 7 là thời điểm chính để thu hoạch trong năm. Theo quan niệm Đông y, quả vải vị chua, tính bình, có tác dụng tiêu phiền khát, làm đẹp da, trị mụn nhọt.
Theo y học hiện đại, thịt quả vải nhiều nước, glucose, protein, chất béo, vitamin C (trung bình 40mg vitamin C trong 100g dịch thịt quả), vitamin A, B, acid citric, đồng, sắt, kali phòng bệnh tim mạch, ung thư…
Quả vải nhiều vitamin C nên được coi là trái cây thanh nhiệt mùa hè ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa, cải thiện sức khỏe làn da, tốt cho tóc, tăng cường miễn dịch. Trong vải chứa nhiều chất xơ tăng cường nhu động đường ruột, trị táo bón. Quả vải còn có nhiều khoáng chất như kali, sắt, đồng, phốt pho, mangan cải thiện sức khỏe tim mạch, hạ huyết áp, thiếu máu.
Ngoài lớp cùi, hạt vải cũng là vị thuốc, có vị ngọt, chát, tính ôn, không có độc, có tác dụng tán hàn, nghiền thành bột có thể chữa được tiêu chảy ở trẻ em.
Quả vải tốt nhưng không phải ai cũng ăn được
Quả vải tốt nhưng khi ăn vải cần phải lưu ý những điều dưới đây:
Báo Lao động dẫn nguồn tờ Boldsky cho biết, vải là loại quả có hàm lượng đường cao, trong quả vải chứa 66% đường glucose, 70% đường tổng hợp và 5% đường saccharose.
Do đó, đối với những người đang có kế hoạch giảm cân hoặc người béo phì cần hạn chế ăn vải để kiểm soát lượng đường tiêu thụ vào cơ thể.
Những người bị tiểu đường nên hạn chế ăn vải, vì lượng đường trong vải khi vào cơ thể sẽ gây cảm giác no, dẫn tới không thể ăn được các loại thức ăn khác gây hạ đường huyết.
Lúc này gan sẽ không thể chuyển hóa hết được frucotose, dẫn tới lượng đường trong máu sẽ tăng cao bất thường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.
Phụ nữ có thai nên ăn vải với số lượng ít, vì đây là nhóm rất dễ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt những người đã có tiền sử bị tiểu đường hoặc thừa cân.
Ngoài ra, phụ nữ có thai khi ăn vải, tính nóng của vải sẽ gây nóng gan, đau rát lưỡi họng, thậm chí là gây buồn nôn. Phụ nữ mới sinh đang cho con bú ăn vải có thể gây nhiễm khuẩn. Nếu muốn ăn chỉ nên ăn 100-200g.
Báo Vietnamnnet dẫn lời tiến sĩ, bác sĩ Phạm Việt Hoàng - nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Giảng viên Học viện Y học Cổ truyền Việt Nam cho biết, những người bị thủy đậu, có đờm hay bị cảm thì không nên ăn vải bởi sẽ làm bệnh tình thêm nặng hơn.
Bác sĩ Hoàng cũng khuyên bạn không nên ăn vải khi đói. Nhiều người ăn vải khi đói có hiện tượng “say vải” với triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.