Hài cốt của một nữ thợ săn trong độ tuổi 17–19 tuổi và đồ tạo tác được tìm thấy trong một ngôi mộ ở di chỉ khảo cổ Wilamaya Patjxa, thuộc Peru ngày nay.
Các đồ tạo tác này bao gồm giáo đá để săn các động vật lớn, một con dao và dụng cụ để moi ruột con vật cùng dụng cụ để cạo da và thuộc da chúng.
Từ lâu nhiều người cho rằng trong các xã hội săn bán hái lượm sơ khai, đàn ông là người đi săn bắn trong khi phụ nữ chịu trách nhiệm đi hái lượm thức ăn. Nhưng phát hiện mới đây đã lật ngược giả thiết này.
Mô phỏng nữ chiên binh săn động vật trên dãy Andes 9.000 năm trước. (Ảnh: NG)
"Rõ ràng sự phân công lao động theo giới tính công bằng hơn trong quá khứ", chuyên gia Randall Haas thuộc trường Đại học California cho hay.
Giáo sư Haas và các đồng nghiệp là những người phát hiện ra nơi chôn cất nữ chiến binh trên với "bộ cung cụ" săn bán trong cuộc khai quật tại Wilamaya Patjxa vào năm 2018.
Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng những đồ tạo tác được chôn trong mộ người chết thường là đồ vật mà họ sử dụng khi con sống.
Phân tích trên xương của người phụ nữ chỉ ra bằng chứng về việc người này từng ăn thịt.
Từ các phân tích trên 429 cá thể được chôn cất tại 107 địa điểm khác nhau ở châu Mỹ từ cách đây khoảng 17.000 đến 4.000 năm, các nhà khoa học kết luận rằng khoảng 30-50% thợ săn trong khoảng thời gian có thể là nữ giới.
Các nhà nghiên cứu tin rằng phát hiện mới của họ làm sáng tỏ sự phân công lao động trong các xã hội loài người sơ khai.