Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Những ai không nên uống nước chanh?

Một số người dù ho, đau rát họng đến mấy cũng không nên uống nước chanh mà hãy tìm giải pháp khác để làm dịu triệu chứng.

Trước kia nước chanh như thức uống giải khát, hạ nhiệt cơ thể và dùng để chữa một số bệnh. Hay khi khát nước, mệt mỏi có thể pha 1 cốc nước chanh muối để giải cơn khát tức thì, và giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.

Ngoài việc thêm hương vị cho đồ ăn, nước uống hàng ngày, gần đây nước cốt chanh được sáng tạo kết hợp với các hoa quả khác để tăng hương vị, bổ sung nước và các dưỡng chất hàng ngày cho cơ thể, coi như một loại thức uống với những lợi ích truyền tai để nâng cao sức khỏe như:

Những ai không nên uống nước chanh?

  • Phụ nữ uống nước chanh hàng ngày để chăm sóc da, tin rằng hàm lượng Vitamin C dồi dào giúp cơ thể tổng hợp rất tốt collagen và L-carnitine - hai chất quan trọng kích thích máu lưu thông, giữ da khỏe đẹp, bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, ức chế sự phát triển và tác hại xấu của các gốc tự do trong cơ thể, điều hòa hệ thần kinh, điều tiết các quy trình sinh học quan trọng khác...
  • Uống nước chanh mỗi ngày giúp duy trì độ ẩm và tính đàn hồi cho da, ngăn ngừa tàn nhang, nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa khác.
  • Sau khi ăn thì uống nước chanh, hoặc súc miệng bằng nước chanh để loại bỏ các vụn thức ăn còn sót lại, rồi mới đánh răng và dùng chỉ nha khoa.
  • Vị chua của nước chanh kích thích sản sinh ra nước bọt và cân bằng độ ẩm trong khoang miệng.
  • Sáng sớm pha nước chanh uống để loại bỏ cảm giác khô miệng và hơi thở khó chịu khi thức dậy.
  • Uống nước chanh hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân, tăng cường sức khỏe cho làn da, chống lão hóa, loại bỏ chứng hôi miệng, giúp hơi thở thơm mát, phòng ngừa các bệnh liên quan tới hệ bài tiết…
  • Nước chanh muối là loại thức uống giải khát bổ sung chất điện giải cho cơ thể.

Vì những công dụng thanh nhiệt, giải khát, dễ pha, giá rẻ mà nhiều lợi ích cho sức khỏe nên quả chanh nhỏ xíu rất gần gũi, hữu ích từ nấu ăn, làm đẹp, dọn dẹp nhà cửa…

Nước chanh cũng có tác dụng phụ

Nước chanh tự nhiên được xếp vào loại thức uống an toàn, đặc biệt là khi sử dụng một cách có khoa học. Liều lượng được khuyên dùng là 1 cốc nước chanh đặc (250ml)/ngày. Có thể pha loãng phần nước chanh này ra để thuận tiện cho việc uống nhiều lần trong ngày.

Thấy con biếng ăn, hay nhai, liếm đồ chơi, bìa giấy, bố mẹ cần bổ sung ngay 2 chất này kẻo trẻ sẽ thấp lùn, kém thông minh Đừng tưởng mua mía đơn giản, phải mua loại này mới ngon và nhiều dưỡng chất nhấtNhưng vì tin rằng bổ sung nước chanh cho cơ thể quá tốt, nên không ít người coi nước chanh như 'thần dược' để giảm cân, mà không biết tự mình đang hại sức khỏe chính mình.

Tuy nước chanh cung cấp nhiều vitamin, nhưng không phải ai uống cũng tốt và lúc nào nước chanh cũng có lợi cho cơ thể.

Việc uống nước chanh quá liều lượng hoặc thiếu khoa học có thể dẫn đến những tác dụng phụ, gây hậu quả khi lạm dụng nước chanh quá nhiều:

  • Axit citric có trong nước chanh có khả năng làm mòn men răng và khô lưỡi, miệng. Vì vậy cần dùng ống hút để uống nước chanh và súc miệng với nước sạch sau khi uống.
  • Đi tiểu nhiều - không phải do tác dụng phụ của nước chanh, mà do họ uống quá nhiều nước chanh khiến cơ thể hấp thụ nhiều nước và gây tiểu nhiều lần.
  • Lạm dụng nước chanh gây loét dạ dày (do làm tăng lượng axit), trào ngược dạ dày thực quản (buồn nôn, nôn, đau ngực, loét họng, hỏng men răng, khiến bệnh nhiệt miệng nặng hơn (axit trong chanh sẽ khiến vết loét trở nặng, đau rát), đau đầu (khiến máu đột ngột dồn lên não gây cơn đau nửa đầu), gây mất nước (phải đi tiểu thường xuyên) thừa vitamin C (gây buồn nôn, dạ dày khó chịu, đau bụng, tiêu chảy...).

Những ai không nên uống nước chanh hàng ngày?

Với những tác dụng phụ kể trên, các nhà dinh dưỡng khuyên một số người không được uống nước chanh hàng ngày:

  • Những người có bệnh lý về răng miệng kiêng uống nước chanh để bệnh không nghiêm trọng hơn.
  • Người có bệnh dạ dày có thể trở nặng, người có bệnh trào ngược dạ dày thực quản, dễ ợ chua, ợ nóng kiêng có thể nghiêm trọng hơn. Vì vậy có thể thay nước chanh bằng trà không đường, hoặc ít đường. Hoặc sữa đậu nành, các loại nước ép đào, táo, lê…
  • Phụ nữ có thai và cho con bú, người mắc các bệnh về máu, sắp hoặc đang phẫu thuật, điều trị thuốc… cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc uống nước chanh hàng ngày, bởi có thể họ phải kiêng nước chanh một thời gian.
  • Người đang đói bụng uống nước chanh khiến dạ dày bị bào mòn bởi axit, gây ra viêm, loét, thậm chí xuất huyết bao tử.
  • Người gai gai lạnh, mệt mỏi uống nước chanh (có tính hàn) càng lạnh thêm, mệt mỏi hơn, dễ bị cảm hàn, cứng các khớp ngón tay, đau dây thần kinh.
  • Người bị tiêu chảy là do phản ứng với chế độ ăn thì nên tránh uống thêm nước chanh.

Như vậy nước chanh, quả chanh chế biến với muối, mật ong... có tác dụng tốt cho những F0 đang ho, hay ho có đờm, đau rát họng, sưng họng... nhưng một số người ở trên không nên dùng nước chanh, quả chanh. Để giảm những triệu chứng ho, đau rát họng, viêm họng..., họ có thể dùng sang gừng, tỏi và rất nhiều rau củ gia vị có tác dụng tương tự.

Lưu ý là người dân chỉ nên uống nước chanh sau khi đã ăn no khoảng 30 phút. Nên uống nước chanh vào sáng sớm hoặc chiều. Tránh uống quá nhiều nước chanh vào buổi tối vì có thể gây tiểu đêm và làm gián đoạn giấc ngủ.

Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống

Tin mới