Vào ngày cuối cùng của cuộc “kiểm tra bất ngờ” về khả năng chiến đấu của hạm đội Thái Bình Dương, quân đội Nga đã tiến hành diễn tập ở vùng biển Bering và Okhotsk.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga tiến hành các cuộc kiểm tra bất ngờ và đột xuất về thành phần, khả năng chiến đấu và khả năng sẵn sàng tác chiến, bắt đầu từ ngày 14/4 và kết thúc vào 19/4.
Cuộc diễn tập được Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh và được phân làm 2 giai đoạn gồm tình huống "cơ động bất ngờ" và tình huống "sẵn sàng chiến đấu có chuẩn bị". Cuộc tập trận ngoài kế hoạch khiến Tokyo lo lắng, nhất là sau khi Hạm đội Thái Bình Dương tiến hành đợt triển khai quy mô lớn tàu chiến của mình ở vùng biển Bering và Okhotsk.
Hạm đội Thái Bình Dương của Nga tập trận.
Tuy nhiên, theo tờ Baijiahao của Trung Quốc, việc Hải quân Nga ít triển khai tàu chiến trong ngày cuối của cuộc diễn tập mới là nguyên nhân gây lo ngại, thay vào đó là sự xuất hiện bất ngờ của hai máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-95.
Sau khi cất cánh từ căn cứ, hai chiếc Tu-95 bay thẳng tới vùng nhận dạng phòng không của Nhật Bản. Sau đó, các phi hành đoàn của máy bay ném bom Nga chuyển hướng và bắt đầu tuần tra trên biển Bering và Okhotsk.
Các chuyên gia quân sự trong khu vực nhận xét rằng Nhật Bản hoàn toàn bất ngờ trước cách triển khai Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, cũng như sự xuất hiện của hai máy bay ném bom.
Máy bay Tu-95 của Nga.
Theo các nguồn tin từ Trung Quốc, ông Hirokazu Matsuno, Tổng thư ký Nội các Nhật Bản đã gửi công hàm phản đối tới Bộ Ngoại giao Liên bang Nga.
Cuộc tập trận diễn ra gần quần đảo Kuril. Đây là một chuỗi đảo đều được cả Nga và Nhật Bản tuyên bố chủ quyền. Nhật Bản sở hữu bốn trong số những hòn đảo này, với hòn đảo cuối cùng được mua lại bởi một nhà đầu tư tư nhân Nhật Bản và sau đó tặng cho chính phủ ở Tokyo.
Truyền thông Nga cho biết Bộ Ngoại giao nước này đã chấp nhận công hàm phản đối của chính phủ Nhật Bản, nhưng giải thích rằng các hành động này không vi phạm bất kỳ quy tắc và chuẩn mực quốc tế nào.