Người xưa quan niệm, những việc bạn làm vào những ngày đầu năm mới thường ảnh hưởng đến vận hạn cả năm, có thể mang đến rủi ro hoặc may mắn. Dưới đây là những điều mà dân gian thường làm trong dịp Tết Nguyên đán và đầu năm để lấy may.
Mua muối
Câu tục ngữ “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” nói về phong tục này. Muối trong văn hóa phương Đông là vật có thể trừ tà, trấn áp các luồng khí xấu để chúng không xâm nhập ngôi nhà… Đặc biệt hơn, muối với vị mặn mà, đậm đà đặc trưng còn tượng trưng cho tình cảm thắm thiết, keo sơn và đồng điệu giữa con người với nhau, giữa bạn bè và các thành viên trong gia đình.
Vì thế, việc mua muối vào ngày đầu năm tượng trưng cho hành động rước phước lành, may mắn về, giúp đời sống tinh thần, tình cảm cũng được viên mãn.
Mặc đồ màu đỏ, rực rỡ
Kiêng mặc đồ trắng và đen trong ngày đầu năm, người Việt thường chọn trang phục màu đỏ, cam, hồng hay vàng cho 3 ngày Tết. Trong đó, trang phục đỏ được xem là phương án tuyệt vời nhất vì sắc màu này chính là đại diện của hạnh phúc, đủ đầy, sung túc và may mắn.
Không riêng Việt Nam, hầu hết các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… ưu tiên trang phục màu đỏ trong dịp Tết cổ truyền.
Đi lễ chùa
Đi lễ chùa không chỉ là hoạt động tâm linh mà còn là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Những tà áo dài, áo bà ba lấp lánh trong cái nắng nhẹ nhàng đầu năm khiến không khí Tết càng thêm nồng đượm hơn. Không chỉ tìm về những phút lắng đọng với lời cầu chúc cho gia đạo bình an, sức khỏe dồi dào, đi chùa đầu năm còn là dịp để du xuân, ngắm cảnh, thư giãn.
Mừng tuổi
Những bao lì xì đỏ thắm gửi gắm lời chúc mạnh khỏe, bình an, là niềm hy vọng của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu mình. Bao lì xì đỏ còn tượng trưng cho sự may mắn, vậy nên không chỉ người lớn tặng cho trẻ nhỏ, ai ai cũng có thể dễ dàng bắt gặp các bao lì xì trao tay ở mọi nơi, cầu chúc những điều tốt đẹp nhất đến với nhau.
Chúc Tết ông bà, người lớn
Những ngày đầu năm mới, người Việt khi gặp nhau thường chúc Tết, mừng tuổi bằng phong bao lì xì để chúc niềm vui, may mắn, tài lộc.
Những câu chúc Tết, những phong bao lì xì chắc chắn sẽ giúp người nhân thêm phần lạc quan, hứng khởi hơn sau một năm làm việc mệt mỏi, căng thẳng.
Phong tục chúc Tết, mừng tuổi ông bà được thực hiện vào mùng 1 Tết. Vào ngày này, con cháu trong gia đình sẽ đến nhà ông bà để thay nhau trao những gói lì xì, mừng tuổi cho những bậc trưởng lão.
Hái lộc
Người xưa khi đi lễ chùa cầu may mắn và sức khỏe thường hái về một cành lộc nhỏ tượng trưng cho may mắn năm mới. Tuy nhiên ngày nay, cây cối không còn nhiều như xưa nên để bảo vệ môi trường, cộng đồng khuyến khích không hái lộc. Thay vì vậy, những người đi chùa thường mua túi "lộc" chuẩn bị sẵn trong đó có muối, gạo, tiền, câu chúc… Những vật này tượng trưng cho viên mãn, đủ đầy, tiền tài và cả sức khỏe.
Viết điều ước
Khi lễ chùa đầu năm, nhiều người để lại điều ước qua các mảnh giấy nhỏ được dán ở các cây lấy lộc vì theo quan niệm của người xưa, những điều ước viết ở đây sẽ được thần phật trông thấy, sớm thành hiện thực.
Ăn những thực phẩm may mắn
Đầu năm âm lịch, mọi người thường ưu tiên các món ăn may mắn sau:
Đặt hoa nở trong nhà
Hoa nở chính là điềm lành, tượng trưng cho sự cát tường, thịnh vượng. Nếu miền Bắc có hoa đào thì miền Nam cũng có sắc vàng rực rỡ hoa mai. Những cánh hoa nở rộ tươi đẹp sẽ mang đến không khí xuân sắc tràn đầy cho căn nhà của bạn.
Vui vẻ với mọi người
Trong tiết xuân phơi phới, con người cũng muốn gần gũi với nhau nhiều hơn. Cư xử hòa nhã, vui vẻ, tránh bất đồng với mọi người được cho là cách để có năm mới an vui.
Bên cạnh những việc nên làm, nhiều hì mọi người cũng hay tránh làm những điều kiêng kỵ dưới đây để có một năm mới hanh thông, tài lộc, may mắn.
Những kiêng kỵ trên đây chỉ là quan niệm dân gian, không có cơ sở khoa học, vì vậy bạn chỉ cần biết để có thêm kiến thức về văn hóa, phong tục chứ không cần câu nệ làm theo.