Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ngộ độc nấm ở Hà Giang: Thông tin mới nhất sức khỏe nạn nhân cuối cùng

Nạn nhân cuối cùng trong gia đình gồm 4 người bị ngộ độc nấm ở Hà Giang đã tỉnh táo và có thể tiếp xúc được.

Liên quan đến vụ ngộ độc nấm xảy ra tại Hà Giang, theo thông tin từ Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân Sùng Diêu Hồng (52 tuổi, Hà Giang) - nạn nhân cuối cùng trong gia đình gồm 4 người bị ngộ độc nấm đã tỉnh táo, tiếp xúc được. 

Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết đến giờ vẫn chưa thể khẳng định được bệnh nhân có hoàn toàn ổn định hay không. Trước đó, 3 người thân khác của bệnh nhân đã thiệt mạng do ngộ độc nấm quá nặng.

Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân Sùng Diêu Hồng được chuyển đến Trung tâm vào ngày thứ 5 sau khi ăn nấm độc, trong tình trạng còn đau bụng, huyết áp, mạch ổn định, tuy nhiên xét nghiệm vẫn có rối loạn cô đặc máu, men gan tăng cao.

 Nạn nhân cuối cùng trong gia đình gồm 4 người bị ngộ độc nấm đã tỉnh táo.

Bác sĩ Dũng cho biết thêm loại nấm mà 4 người trong gia đình ông Hồng ăn phải là loại nấm gây ngộ độc chậm.

Đây là loại nấm nguy hiểm, thường gây chết người sau khi ăn chỉ 1 mũ nấm, do viêm gan nhiễm độc phá huỷ tế bào gan, suy gan cấp, dẫn đến hôn mê gan.

Với mắt thường không thể phân biệt nấm độc và nấm lành.

Các biểu hiện xuất hiện muộn sau khi ăn từ 6-40 giờ (thường là 12-18 giờ). Bệnh nhân buồn nôn, nôn nhiều, tiêu chảy liên tục như tả, kéo dài 1-2 ngày, gây mất nước và rối loạn điện giải, trụy mạch, tiểu ít hoặc vô niệu.

Sau đó, các biểu hiện tiêu biến hết, bệnh nhân và thầy thuốc dễ hiểu nhầm là bệnh đã khỏi nhưng vài ba ngày sau sẽ xuất hiện tình trạng viêm gan: vàng mắt, vàng da, chán ăn, đầy bụng, mệt mỏi, dần dần người bệnh sẽ mê sảng rồi hôn mê sâu (hôn mê gan do suy gan), xuất huyết nhiều nơi (dưới da, niêm mạc, tiểu ra máu...) và cuối cùng là chết.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thời điểm cuối xuân - đầu hè, bắt đầu vào mùa nấm phát triển nhiều, hay xảy ra ngộ độc nấm.

Vị chuyên gia này cho rằng không thể phân biệt nấm lành hay nấm độc nếu chỉ dựa vào hình dạng, màu sắc nên bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không nên hái nấm hoang dại để ăn.

Bác sĩ đưa ra khuyến cáo, người dân chỉ nên ăn những loại nấm được nuôi trồng, đã biết chắc chắn chủng loại nấm, nguồn gốc nấm, đảm bảo là ăn được mà không bị ngộ độc.

Người dân không nên và không thể dựa vào hình thái, màu sắc cây nấm để phân biệt nấm lành hay nấm độc và không nên ăn thử để khám phá.

Video: Uống an cung ngưu hoàng hoàn, bệnh nhân xuất huyết, chảy máu toàn thân

Thu Nga

Tin mới