Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Nghiên cứu cho thấy trứng ngỗng không bổ bằng trứng cút

Nếu hỏi các bà nội trợ, trong 4 loại trứng: trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng và trứng cút trứng nào bổ nhất thì chắc chắn ai cũng trả lời là trứng gà, nhưng thực tế điều này có đúng?

Trứng gà

Đây là loại trứng được các bà nội trợ yêu thích và được tiêu thụ nhiều nhất hiện này. Trứng gà rất giàu phot pho, kẽm, kali canxi, sunful và các loại vitamin đa dạng như vitamin A, D, E, B1, B2 và rất dồi dào vitamin D.

Ăn một quả trứng gà tương đương với việc bổ sung 14% protein cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, một quả trứng gà cũng có chứa tới 8 loại amino axit cơ bản cần thiết cho sức khỏe.

Trứng vịt

Theo chuyên gia dinh dưỡng Jo Lewin của Tổ chức phi lợi nhuận về dinh dưỡng Food Partnership (Anh), một quả trứng vịt chứa gần 130 đơn vị calo. Con số này cao gấp đôi lượng calo trong trứng gà do kích thước của trứng vịt cao hơn trứng gà khoảng 30%.

Trong trứng vịt rất giàu protein, chất béo triglyceride, canxi, kali…tương tự như trứng gà. Tuy nhiên, trong 100gr trứng vịt có chứa 884 miligam cholesterol trong khi trứng gà chỉ chứa 425 miligram. Do vậy trứng vịt có lượng cholesterol cao hơn ở trứng gà.

Tóm lại, trứng vịt và trứng gà tương đương nhau về hàm lượng tinh bột, khoáng chất. Còn lượng protein, chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa, thành phần cholesterol có hại cho tim mạch đều cao hơn. Vì thế, trứng vịt không thích hợp cho những người mắc bệnh tim mạch ăn, trẻ nhỏ vì dễ gây chậm tiêu.

Video: Tại sao bạn không nên ăn trứng sống?

Trứng cút

Quả trứng cút tuy bé nhưng bé hạt tiêu do có hàm lượng dưỡng chất cao hơn cả trứng gà và trứng vịt. Trứng chim cút bổ nhất vì khối lượng lòng đỏ là 50%, trong khi trứng gà, trứng vịt chỉ chiếm khoảng 35-40% là lòng đỏ.

Một quả trứng cút chứa khoảng 14 đơn vị calo, 1 gam chất béo; 1,2 gam protein. Hàm lượng protein trong trứng cút cao hơn trứng gà (13% so với 11%). Lượng vitamin B, sắt và kali trong trứng cút ucngx cao hơn nhiều lần trứng gà (140% so với 50%). Ngoài ra còn chứa rất nhiều loại amino axit, khoáng chất, vitamin tương tự như trứng gà và trứng vịt.

Trứng cút phù hợp với những trẻ dưới 6 tuổi vì tốt cho sự phát triển của trí não. Người già, người cao huyết áp, người mắc bệnh tim mạch, hàm lượng cholesterol trong máu cao thì nên hạn chế ăn trứng cút vì hàm lượng cholesterol cao.

Trứng ngỗng

Giá trị dinh dưỡng trong 100 g trứng ngỗng gồm: 13 g protein; 14,2 g lipid; 360 mcg vitamin A; 71 mg canxi; 210 mg phosphor; 3,2 mg sắt; 0,15 mg vitamin B1; 0,3 mg vitamin B2; 0,1 mg vitamin PP…

Giá trị dinh dưỡng trong 100 g trứng gà gồm: 14,8 g protein; 11,6 g lipid; 700 mcg vitamin A; 55 mg canxi; 2,7 mg sắt; 1,29 mcg vitamin B12…

Kích thước trứng ngỗng gấp 3 lần trứng gà nên hay bị nhầm tưởng bổ dưỡng hơn các loại trứng khác. Đặc biệt mẹ bầu hay rỉ tai nhau nên ăn trứng ngỗng trong thai kỳ để giúp con thông minh.

Nhưng thực tế, thành phần chất dinh dưỡng trong trứng ngỗng cũng tương tự như trứng gà, có một số chất trong trứng ngỗng nhiều hơn trứng gà chỉ vì kích cỡ của chúng lớn hơn. Thậm chí, trứng ngỗng còn có hàm lượng cholesterol gây hại cho tim mạch cao hơn trứng gà.

So với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn nhưng lại có lượng lipid cao hơn. Hàm lượng các vitamin trong trứng ngỗng cũng thua trứng gà. Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng một nửa trứng gà, 0,33mg% so với 0,70mg% của trứng gà nhưng trứng ngỗng lại có nhiều cholesterol hơn.

Vì vậy, phụ nữ có thai, trẻ em, người già, người mắc bệnh huyết áp và tim mạch nên ăn trứng gà thay cho các loại trứng khác thì tốt hơn rất nhiều.

Cô Tấm

Tin mới