Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nga - Ukraine xung đột, Moldova bị vạ lây

(VTC News) -

Moldova phải vay nhiều khoản để xoa dịu ảnh hưởng kinh tế từ khủng hoảng Ukraine, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang kêu gọi tài trợ để giúp Moldova vượt qua khó khăn.

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đang gây áp lực chồng chất lên Moldova và đẩy nước này vào vị thế khó xử. Trước hết, Moldova có nguyện vọng gia nhập Liên minh châu Âu (EU) nhưng lại bị ràng buộc với Nga trong lĩnh vực năng lượng. Căng thẳng cũng đang gia tăng tại vùng lãnh thổ ly khai thân Nga ở Transnistria (nằm giữa sông Dniester và biên giới Moldova) làm dấy lên lo ngại rằng Moldova có thể bị kéo vào cuộc xung đột.

Đặc biệt, cuộc xung đột gây bất ổn cho nền kinh tế vốn của đất nước 2,6 triệu người này. Lạm phát tại Moldova ở mức 22%; tăng trưởng giảm từ mức 14% vào năm 2021 xuống mức dự kiến ​​0,3% trong năm nay. Cả xuất khẩu và kiều hối đều bị gián đoạn.

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đang gây áp lực chồng chất lên Moldova.

Theo ông Rodgers Chawani, đại diện của IMF tại Moldova, quốc gia này có nguy cơ phải vay quá nhiều để giải quyết các vấn đề do ảnh hưởng từ bên ngoài và không còn đủ vốn để phát triển đất nước. Ông Chawani phân tích rằng các tổ chức như IMF chỉ có thể cho vay, vì vậy các nguồn thu trong tương lai của Moldova sẽ phải dùng để trả nợ thay vì đầu tư trong nước. 

Đó là lý do tại sao chúng tôi yêu cầu các nhà tài trợ song phương cung cấp nhiều khoản hỗ trợ hơn”, ông Chawani nói.

Trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, IMF dự báo tỷ lệ nợ công trên GDP của Moldova sẽ đạt 40% vào năm 2022, tăng từ 27,9% vào năm 2019. Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nền kinh tế của Moldova sẽ rơi vào bất ổn nếu con số này vượt ngưỡng 45%.  

IMF đã cam kết hỗ trợ cho Moldova khoảng 815 triệu USD kể từ tháng 12, một số khoản trong số tiền này vẫn chờ phê duyệt. Một khoản hỗ trợ khác trị giá 300 triệu USD để Moldova mua khí đốt tự nhiên đang chờ sự chấp thuận của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu. Tháng trước, EU cũng đề nghị tài trợ 150 triệu euro (khoảng 158 triệu USD) cho nước này.

Hiện điểm yếu lớn nhất của nền kinh tế Moldova là sự phụ thuộc năng lượng vào Nga. Cho đến gần đây, Moldova vẫn chưa có giải pháp thay thế cho nguồn năng lượng này. Đất nước này đã khai trương một công ty khí đốt liên kết với Romania vào tháng 10 và cố gắng mua khí đốt trên thị trường giao ngay của châu Âu, nhưng mức giá tại thị trường châu Âu cao gấp 10 lần giá mà Moldova đã trả cho công ty dầu khí Gazprom của Nga. 

Trần Trang

Tin mới