Đại sứ Ukraine tại Anh Vadym Prystaiko. (Ảnh: AP)
Tuy nhiên, Thư ký báo chí của Tổng thống Ukraine, Sergey Nikiforov phát biểu rằng, việc Ukraine muốn gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU) đã được ghi trong Hiến pháp của đất nước.
Phản ứng trước các diễn biến này, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov (14/2) nêu quan điểm cho rằng tuyên bố của Đại sứ Ukraine tại Vương quốc Anh không cho thấy sự thay đổi trong thế giới quan của Kiev: “Trong trường hợp này, chúng tôi cũng chú ý đến việc Kiev yêu cầu đại sứ nước này tại Anh làm rõ ý kiến của mình. Điều này khó có thể được coi là một thực tế từ quan điểm về sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Kiev. Rất nhiều mục tiêu khác nhau được chỉ ra trong Hiến pháp của Ukraine… Việc Ukraine từ bỏ ý tưởng gia nhập NATO sẽ là một bước đi góp phần đáng kể vào việc hình thành phản ứng có ý nghĩa hơn đối với những lo ngại của Nga".
Trước đó, ngày 10/1, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov lưu ý rằng Nga cần đảm bảo rằng Ukraine và Gruzia sẽ không bao giờ trở thành thành viên NATO. Ông nhấn mạnh rằng Moscow "cần những bảo đảm pháp lý chắc chắn, chứ không phải những lời hứa."
Thư ký báo chí Điện Kremlin Dmitry Peskov gọi việc NATO mở rộng sang Ukraine, Gruzia và Moldova là "vấn đề sinh tử" đối với Nga.
Ngày 8/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, nếu Ukraine gia nhập NATO thì nước này có thể sẽ được triển khai các loại vũ khí đe dọa Nga. Nguyên thủ Liên bang Nga bày tỏ hy vọng rằng "mọi lo ngại về sự mở rộng của NATO" sẽ được lắng nghe.
Ukraine coi việc gia nhập NATO là hướng đi chính trong chính sách đối ngoại của nước này. Năm 2014, Quốc hội Ukraine quyết định từ bỏ chính sách liên minh của đất nước. Vào năm 2019, các nhà chức trách Ukraine đã sửa đổi Hiến pháp với mục tiêu tham gia vào các liên minh.