Công bố mới đây trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B cung cấp bằng chứng đầu tiên về mối liên hệ giữa khả năng tự kiểm soát và trí thông minh ở một loài không phải linh trưởng.
Để thực hiện thử nghiệm, các nhà khoa học cho từng con mực vào một bể nuôi có hai buồng riêng biệt. Buồng đầu tiên có tôm tiến vua, buồng còn lại có tôm cỏ - món ăn ưa thích của chúng. Mực nang có thể lập tức ăn tôm tiến vua. Nhưng nếu muốn ăn tôm cỏ, chúng buộc phải chờ đợi và bỏ qua tôm tiến vua.
Tất cả sáu con tôm tham gia thí nghiệm đều cho thấy khả năng tự chủ của mình. Chúng chờ đợi để được ăn tôm cỏ và phớt lờ con tôm sú.
Mực năng có khả năng kiên nhẫn đáng kinh ngạc. (Ảnh: Roger Hanlon)
Những con kiên nhẫn nhất có thẻ đợi tới 130 giây cho tới khi con tôm cỏ được thả ra - một khả năng có thể so sánh với các động vật có bộ não lớn như tinh tinh.
“Thật là ngạc nhiên khi con mực có thể đợi hơn hai phút để có một bữa ăn nhẹ ngon hơn", tiến sĩ Alexandra Schnell tời từ khoa Tâm lý của Đại học Cambridge, tác giả của bài báo nói.
Các nhà nghiên cứu cho rằng sự tự chủ ở mực nang là sản phẩm phụ của một hành vi khác: ngụy trang dưới đáy biển trong thời gian dài để tránh những kẻ săn mồi. Sự tự chủ giúp sinh vật này tối ưu hóa việc kiếm ăn bằng cách chỉ tấn công vào những con mồi chất lượng hơn.
“Khả năng tự kiểm soát là yếu tố quan trọng của khả năng lập kế hoạch cho tương lai, đây là hành vi khá phức tạp”, giáo sư Nicola Clayton FRS tới từ khoa Tâm lý học của Cambridge, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.
Theo Clayton, sự đòi chủ đôi khi khiến bạn phải hiểu rằng tránh xa cám dỗ ở một thời điểm có thể dẫn tới kết quả tốt hơn trong tương lai. "Đây là kết cấu lắp ghép cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của quá trình ra quyết định phức tạp", chuyên gia này cho hay.
Tự chủ - khả năng chống lại cám dỗ để có phần thưởng tốt hơn nhưng muộn hơn- là kỹ năng quan trọng làm nền tảng cho việc ra quyết định hiệu quả. Trong số các loài động vật, vượn, quạ và vẹt có khả năng tự chủ tương đối cao khi ăn.
Chuột, gà và chim bồ câu cảm thấy khó khăn hơn nhiều khi không ăn thức ăn ngay lập tức.
Mực nang vốn được biết đến là một loài rất thông minh. Các nghiên cứu trước đây cho thấy chúng có trí nhớ tốt, có thể tìm hiểu giá trị của các loại con mồi khác nhau và sử dụng kinh nghiệm trong quá khứ để dự đoán nơi tìm thức ăn.