Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Một hố đen siêu lớn, bất thường mới được phát hiện

Hố đen siêu lớn trong thiên hà RE J1034 + 396 khiến các nhà thiên văn học ngạc nhiên với hoạt động cực kỳ bất thường của nó.

Cách đây 13 năm, hố đen này đã trở thành "kẻ săn mồi" siêu lớn đầu tiên. Sau đó, hố đen đã bị che khuất bởi Mặt Trời. Hiện tại, nó một lần nữa lại thu hút sự chú ý của các nhà thiên văn học. Hóa ra "trái tim" của hố đen vẫn đang đập!

Phát hiện này được mô tả trong một bài báo khoa học, công bố trên tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.

Được biết, một hố đen được coi là siêu lớn nếu nó nặng gấp một trăm ngàn lần Mặt Trời. Những hố đen khổng lồ tương tự được tìm thấy trong hầu hết các thiên hà đã biết.

Một hố đen siêu lớn với "trái tim" đang đập đã được phát hiện. (Ảnh minh hoạ)

Các hố đen siêu khối ở trung tâm các thiên hà được bao quanh bởi các đĩa vật chất. Chúng sẽ dần dần rơi vào hố đen. Khi nóng lên, vật chất sẽ phát sáng. Đó là lý do tại sao chúng ta biết về sự tồn tại của những “con quái vật” này. Thực chất, bản thân các hố đen không phát ra bất kì thứ gì, và do đó không thể nhìn thấy qua kính viễn vọng.

Đôi khi, các nhà khoa học quan sát được những tia sáng bức xạ mạnh phát ra xung quanh các hố đen. Điều này có liên quan đến vật chất rơi vào "kẻ săn mồi".

Ngoài ra, một yếu tố không phải thuộc tính của các lỗ đen siêu lớn, đó là những dao động thường xuyên trong năng lượng bức xạ, được tái tạo gần như với độ chính xác của con lắc.

Nguồn: giaoducthoidai.vn

Tin mới