Mẹ tôi mất sớm, bố đi bước nữa với người vợ thứ hai khi bà đã có một đứa con riêng. Bố tôi làm giám đốc một công ty nên gia đình có của ăn của để. Khi đến với bố tôi, mẹ kế đòi phải làm đăng ký kết hôn để được danh chính ngôn thuận. Bố tôi cũng chiều ý.
Đến nay, sau hơn 10 năm chung sống, bố và mẹ kế thường xuyên xảy ra bất hòa và hai người đang làm thủ tục ly dị. Bố tôi có điều kiện kinh tế nên không muốn để mẹ kế thiệt thòi. Ông cho bà hẳn căn chung cư cao cấp cùng một khoản tiền mặt là 2 tỷ đồng. Bố nói khi chia tay, mẹ kế cũng cần một khoản để sinh sống và dưỡng già, hết tình với nhau nhưng còn có nghĩa hơn 10 năm là vợ chồng.
Mẹ kế còn đòi cả phần cho đứa con riêng, vì nói rằng khi hai người đã đăng ký kết hôn, con nào cũng là con. (Ảnh minh họa)
Nhưng mẹ kế tôi không chịu nhận số tài sản đó, bà ấy nói phải phân chia sòng phẳng. Trong thời gian sống với bố tôi, tài sản gia đình tăng lên khá nhiều, bằng chứng là bố mua thêm mấy căn nhà, chưa kể số tiền khá lớn bố tôi nắm giữ.
Bà ấy còn nói tuy không kiếm ra tiền, chỉ ở nhà nội trợ nhưng của chồng công vợ, bà ấy cũng phải được chia đôi số tài sản phát sinh trong thời gian hai người chung sống. Không chỉ thế, mẹ kế còn đòi cả phần cho đứa con riêng, vì nói rằng khi hai người đã đăng ký kết hôn, con nào cũng là con, không có lý gì lại phân biệt đối xử với con cái như thế.
Họ hàng phía gia đình tôi rất bất bình với sự đòi hỏi quá đáng của mẹ kế, còn khuyên bố tôi để mẹ kế ra đi tay trắng vì bà ấy không có đóng góp gì trong gia đình tôi, nhưng bố không làm thế. Bố còn nói đang cân nhắc yêu cầu của bà ấy.
Tôi đã lớn, thấy đòi hòi của mẹ kế thật vô lý. Tôi không muốn bố tôi làm theo yêu cầu của bà, nhưng bố nói cứ để bố giải quyết. Trong lúc chưa ly hôn, bà ta vẫn ở chung nhà khiến tôi thấy rất ức chế. Tôi muốn bố giải quyết nhanh nhưng không muốn tài sản là mồ hôi nước mắt của bố lại để người khác hưởng một cách dễ dàng như vậy, tôi nên làm gì bây giờ?