Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Lý do người thức đêm dễ bị bệnh tim, tiểu đường hơn

Các nhà nghiên cứu tại Mỹ phát hiện "cú đêm" dễ bị bệnh tim và tiểu đường hơn vì cơ thể ít có khả năng đốt cháy chất béo thành năng lượng.

Theo Guardian, các nhà khoa học nhận thấy những người dậy sớm sử dụng chất béo như một nguồn năng lượng. Họ cũng hoạt động tích cực hơn trong ngày so với nhóm thức khuya. Điều này đồng nghĩa chất béo có thể dễ dàng tích tụ trong cơ thể những "cú đêm".

Phát hiện này có thể giải thích lý do người thức khuya thường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type II và tim mạch cao hơn. Đồng thời, nó cũng giúp bác sĩ xác định sớm những bệnh nhân có nhiều nguy cơ mắc bệnh này hơn.

Nhóm chuyên gia do Giáo sư Steven Malin, Đại học Rutgers ở New Jersey, Mỹ, dẫn đầu, chia 51 người trưởng thành béo phì thành hai nhóm: thức khuya và ngủ sớm. Sự phân loại tùy thuộc câu trả lời của họ về thói quen ngủ và hoạt động.

Họ theo dõi hoạt động của các tình nguyện viên trong một tuần và kiểm tra mức đốt cháy năng lượng khi họ nghỉ ngơi, thực hiện các bài tập cường độ trung bình hoặc cao trên máy chạy bộ.

Những người thức khuya có nguy cơ béo phì, tiểu đường type II và bệnh tim mạch cao hơn nhóm ngủ sớm. (Ảnh minh họa)

Trong bài báo được công bố trên tạp chí Experimental Physiology, nhóm nghiên cứu mô tả cách cơ thể những người ngủ sớm nhạy cảm với nồng độ hormone insulin trong máy, đốt cháy nhiều chất béo hơn so với "cú đêm" khi nghỉ ngơi và khi tập thể dục. Những người thức khuya ít nhạy cảm với insulin, cơ thể của họ thích đốt cháy carbohydrate làm năng lượng hơn là chất béo.

Giáo sư Malin cho biết không rõ lý do có sự khác biệt này trong quá trình trao đổi chất giữa người thức khuya và người ngủ sớm. Nhưng khả năng ông đưa ra là sự không thích hợp giữa thời gian ngủ và thức dậy vào sáng hôm sau, nhịp sinh học chi phối đồng hồ cơ thể họ.

Ông nói: “Những người thức khuya có nguy cơ béo phì, tiểu đường type II và bệnh tim mạch cao hơn nhóm ngủ sớm. Lời giải thích khả dĩ là cơ thể họ bị lệch nhịp với nhịp sinh học với nhiều lý do khác nhau".

Nếu ai đó thức khuya, họ thường ngủ muốn ngủ dậy trễ nhưng vẫn phải dậy sớm để đi làm hoặc trông con. Điều này khiến họ không phù hợp với đồng hồ sinh học của cơ thể.

Các phát hiện này có thể ảnh hưởng nhiều cuộc thảo luận xung quanh vấn đề nguy cơ sức khỏe của người làm việc ca đêm hoặc thậm chí phải thay đổi đồng hồ sinh học cho phù hợp với ban ngày.

Giáo sư Malin nhấn mạnh: “Nếu chúng ta khuyến khích mô hình thời gian sinh hoạt không đồng bộ với tự nhiên, nó có thể khiến các nguy cơ sức khỏe trầm trọng hơn. Liệu các chế độ ăn uống hoặc hoạt động có thể giúp giảm bớt điều này hay không là lĩnh vực mà chúng tôi hy vọng sẽ được nghiên cứu rõ ràng hơn trong thời gian tới".

Nguồn: Zing News

Tin mới