Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lưới điện Ukraine vẫn vững vàng sau 4 tháng bị tấn công

(VTC News) -

Cơ sở hạ tầng năng lượng Ukraine dù có chịu thiệt hại trước các cuộc tấn công của Nga nhưng nhanh chóng phục hồi với sự hỗ trợ gần như không giới hạn từ phương Tây.

Sau vụ tấn công cầu Crimea vào tháng 10/2022, Nga bắt đầu thực hiện các đợt không kích quy mô lớn nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Mục tiêu của Moskva làm giảm khả năng hỗ trợ của Kiev đối với mặt trận Donbass, thế nhưng sau hơn 4 tháng, hiệu quả các đợt không kích của Nga gần như bằng không khi lưới điện Ukraine phục hồi chỉ sau thời gian ngắn.

Lưới điện Ukraine vẫn đứng vững sau 4 tháng

Ngày 1/3, trong một thông báo Telegram, công ty năng lượng quốc gia Ukraine (Ukrenergo) cho biết đã đảm bảo điện năng trên toàn bộ lãnh thổ Ukraine không gián đoạn trong suốt 18 ngày liên tục, bất chấp việc Nga tiến hành cuộc không kích nhằm cơ sở hạ tầng của Ukrenergo trong tháng 2.

Cũng theo thông kế của Ukrenergo, trong hơn 4 tháng qua, Nga đã sử dụng 255 tên lửa và máy bay không người lái (UAV) tấn công các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukrenergo. Trong đó có 214 cuộc tấn công vào lưới truyền tải điện.

Bất chấp những thiệt hại nặng nề từ các đợt không kích của Nga, Ukrenergo chỉ mất một thời gian ngắn để phục hồi lại lưới điện của mình. (Ảnh: Ukrenergo)

Theo Ukrenergo, tất cả các loại nhà máy nhiệt điện, thủy điện và điện hạt nhân đang được công ty này vận hành đều đảm bảo sản lượng, đáp ứng nhu cầu sản xuất, trồng trọt và tiêu thụ điện ở các hộ gia đình.

Từ tháng 10/2022, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine đã gắn liền với các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Quân đội Nga cho rằng các đợt tấn công hiệu quả bằng UAV “cảm tử” và tên lửa hành trình sẽ nhanh chóng đánh sập lưới điện Ukraine, tuy nhiên thực lại hoàn toàn khác. Điều này có thể thấy rõ qua tuyên bố của Ukrenergo.

Dựa trên các nguồn thông tin do phía công ty năng lượng Ukraine đăng tải lẫn cách người dân Ukraine chứng minh họ vượt qua sự thiếu hụt năng lượng trên mạng xã hội, các cuộc tấn công tên lửa của Nga đang dần mất đi hiệu quả. Hầu hết các thành phố lớn ở Ukraine đều không còn tình trạng cắt điện luân phiên. Sức ép của quân đội Ukraine về thiếu hụt năng lượng cũng gần như biến mất.

Từ những dẫn chứng trên có một câu hỏi được đặt ra là vì sao các cuộc tấn công tên lửa của Nga đối với hệ thống năng lượng Ukraine chỉ mang lại tác động hạn chế? Bất chấp việc Moskva đã sử dụng gần như mọi vũ khí tấn công tầm xa họ có.

Điều gì khiến các cuộc tấn công của Nga thất bại?

Theo chuyên gia quân sự Viktor Biryukov các cuộc tấn công tên lửa của Nga đối với hệ thống năng lượng Ukraine chỉ mang lại tác động hạn chế, bất chấp việc Moskva đã sử dụng gần như mọi vũ khí tấn công tầm xa đến từ những nguyên sau:

Theo chuyên gia quân sự Viktor Biryukov các cuộc tấn công tên lửa của Nga đối với hệ thống năng lượng Ukraine chỉ mang lại tác động hạn chế, bất chấp việc Moskva đã sử dụng gần như mọi vũ khí tấn công tầm xa đến từ những nguyên sau:

Đầu tiên, khoảng thời gian giữa các đợt tấn công tên lửa của Nga thường khá dài, có thể các nhau vài tuần, điều này cho phép Ukraine đủ thời gian phục hồi lại các cơ sở hạ tầng hư hại. Một lợi thế khác của Ukraine là lưới điện của họ do Liên Xô thiết kế, chúng được xây dựng để đứng vững trước các cuộc tấn công như vậy, thậm chí lớn hơn hiện tại.

Khoảng thời gian giữa các đợt tấn công tên lửa của Nga thường khá dài, có thể các nhau vài tuần, điều này cho phép Ukraine đủ thời gian phục hồi lại các cơ sở hạ tầng hư hại. (Ảnh: MSN)

Thứ hai, việc tên lửa và UAV Nga chỉ nhắm vào các cơ sở hạ tầng năng lượng đã giúp quân đội Ukraine có đủ thời gian để xây dựng lại lực lượng phòng không. Với sự hỗ trợ của phương Tây, Kiev hoàn toàn có thể tái xây dựng các lưới phòng không ở những thành phố lớn.

Trong khi đó quy mô các đợt tấn công của Nga với số lượng tên lửa và UAV giảm dần theo thời gian cho phép phòng không Ukraine đánh chặn dễ hơn. Ngoài ra, phòng không Ukraine biết rõ Nga sẽ tập kích vào đâu.

Cũng theo Biryukov việc Nga không thể vô hiệu hóa hoàn toàn phòng không Ukraine như họ từng tuyên bố đã làm được trước sẽ khiến Moskva sớm đánh mất ưu thế trên không.

Về vấn đề này, Giáo sư Sergei Makarenko thuộc Viện hàm lâm khoa học quân sự Nga cho biết, chiến tranh điện và chiến tranh lấy mạng làm trung tâm trong thế kỷ 21, cơ sở hạ tầng trọng yếu và hệ thống phòng không luôn là các mục tiêu đầu tiên.

Chiến tranh lấy mạng làm trung tâm (Network-centric warfare) là khái niệm tác chiến, trong đó tất cả các đối tượng tham gia chiến đấu (bộ chỉ huy, khí tài, nhân lực) được hợp nhất vào một mạng thông tin thống nhất. Cách tiếp cận đó cho phép nâng cao tính đồng bộ hóa các đơn vị, cũng như tốc độ chỉ huy.

Ông Makarenko phân tích, tập kích đường không nhằm vào các cơ sở hạ tầng trọng yếu và hệ thống phòng không trong giai đoạn đầu cuộc xung đột giúp giảm thiểu nguy cơ đối phương trả đũa và ngăn chặn những tổn thất đối với lực lượng tấn công trong giai đoạn sau của cuộc chiến.

“Sau hơn 1 năm xung đột, quân đội Nga đã không đạt được mục tiêu này”, ông Makarenko nói.

Mục đích đằng sau của các cuộc tấn công tên lửa

Theo Biryukov, khi nói đến hiệu quả hạn chế của các cuộc tấn công tên lửa Nga đối với với cơ sở hạ tầng năng lượng Ukraine đời sống của dân thường sẽ được tính đến đầu tiên. Qua hơn 4 tháng, người dân Ukraine đã quá quen với các cuộc tập kích và biết cách vượt qua việc thiếu điện.

Về phần quân đội Ukraine, họ gần như không bị ảnh hưởng, các đơn vị chủ lực của Kiev được triển khai nằm cách xa các thành phố lớn và được trang bị máy phát điện do phương Tây viện trợ. Có thể quân đội Ukraine sẽ gặp một chút khó khăn trong việc duy trì hậu cần nhưng chỉ trong ngắn hạn.

Từ hai yếu tố trên, ông Biryukov cho rằng ở khía cạnh quân sự các cuộc tập kích đường không của Nga gần như vô nghĩa vì chúng không giúp Nga cô lập các tuyến phòng thủ của Ukraine ở các thành phố lớn cũng như tác động trực tiếp đến tình hình ở tiền tuyến.

Thông qua các tuyến đường sắt nối với Ba Lan, vũ khí viện trợ của phương Tây đang ngày đêm đổ về Ukraine. (Ảnh: Portal 24Ur)

Còn về khía cạnh chính trị, ông Biryukov nhận định có thể Moskva hy vọng các cuộc tập kích liên tiếp có thể tạo nên tâm lý lo sợ trong người dân Ukraine từ đó dẫn đến dòng người tị nạn mới đến châu Âu. Đối với châu Âu mà nói vấn đề đón hàng triệu người tị nạn có thể gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị.

Ông Biryukov cho rằng cả hai mục tiêu quân sự và chính trị của Nga đằng sau các cuộc tập kích bằng tên lửa vào cơ sở hạ tầng năng lượng Ukraine đều không đạt được. Ngay cả khi Moskva mở rộng hơn nữa các cuộc không kích thì chúng không thể tác động đủ lớn đến cục diện chiến trường.

Về hiệu quả các đợt không kích của Nga ở Ukraine, ngay từ tháng 11/2022, cựu chỉ huy quân sự Nga - Trung tướng Viktor Sobolev nhận định hoạt động này sẽ không mang lại hiệu quả, chúng chỉ mang lại một số tác động hạn chế về mặt chính trí.

“Thành thật mà nói, tôi luôn có câu hỏi quân đội Nga muốn đạt được mục tiêu nào sau các đợt không kích các nhà máy điện? Trong khi đó có hẳn một tuyến đường sắt đồ sộ giữa biên giới Ukraine và Ba Lan, nơi vũ khí phương Tây viện trợ cho Kiev đi qua mỗi ngày lại không được chú ý đến”, tướng Sobolev nói.

Tướng Sobolev cho rằng các mục tiêu quân sự sẽ dễ dàng đạt được nếu hệ thống giao thông ở biên giới Ukraine - Ba Lan bị phá hủy, chúng hiệu quả gấp nhiều lần việc tấn công vào các nhà máy điện.

Tại diễn đàn Railway Direction Days 2022, Đại tá Todd Ellison cho biết chỉ trong năm 2022, Ukraine đã tiếp nhận 500 chuyến tàu chở vũ khí và đạn dược do các nước phương Tây viện trợ. Còn số này chưa tính đến số hàng viện trợ theo đường bộ.

Cũng theo Đại tá Ellison, mật độ đường sắt của các nước Đông Âu còn tương đối thưa thớt để đáp ứng mọi nhu cầu của NATO, đặc biệt khi vận chuyển các lô hàng quân sự cho Ukraine.

Trong một tuyên bố vào ngày 10/2, Đại sứ Nga tại Ba Lan Sergey Andreyev cho biết 90% viện trợ quân sự của phương Tây dành cho Ukraine đi qua lãnh thổ Ba Lan. Ba Lan đóng vai trò là hành lang trung chuyển, trung tâm vận tải những viện trợ này. Điều này cho thấy Moskva hiểu rõ nếu muốn ngăn chặn dòng hàng viện trợ của phương Tây cho Ukraine họ cần phải làm gì.

Chuyên gia Biryukov cho biết, kể từ đầu xung đột cho đến nay, quân đội Nga gần như thực hiện một cuộc tấn công không đường quy mô đáng kể nào nhằm vào hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông giữa Ukraine và Ba Lan. Tác động từ một hành động như vậy đối với tình hình chiến sự sẽ rõ rệt hơn so với tập trung tên lửa và UAV đánh phá các nhà máy điện.

Trà Khánh

Tin mới