Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Làm gì để doanh nghiệp truyền hình sống khỏe?

(VTC News) -

Trong sự tác động tệ hại của đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp truyền hình ngoài việc liên tục cải tổ bộ máy thì còn cần chớp thời cơ và sáng tạo.

Trong bối cảnh tác động của đại dịch COVID-19, hầu hết các ngành nghề đều khó khăn đề tồn tại chứ đừng nói đến việc phát triển. Doanh nghiệp trong lĩnh vực truyền hình lại càng khó khăn hơn khi nhiều địa phương trên toàn quốc áp dụng chỉ thị 16. Giãn cách xã hội khiến khâu sản xuất gặp nhiều khó khăn, trở ngại.

Cắt giảm tối đa ngân sách

Để có thể “sống khoẻ”, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần phải giữ một cái đầu tỉnh táo, luôn có kế hoạch bài bản để tránh lãng phí ngân sách.

Thay vì đầu tư dàn trải, không ít doanh nghiệp truyền hình chấp nhận hy sinh các kênh không hiệu quả để giảm gánh nặng tài nguyên và ngân sách. Một số các doanh nghiệp truyền hình còn áp dụng quy tắc 80/20, tức là 20% khách hàng mang lại 80% lợi nhuận.

Đây cũng là "tôn chỉ" để doanh nghiệp truyền hình làm việc khách hàng của mình. Họ sẵn sàng cung cấp chiến lược, kế hoạch bài bản để "chăm sóc" nhóm khách hàng cũ và tạo ra doanh thu, duy trì hoạt động kinh doanh cho những cá nhân/doanh nghiệp có hợp tác với họ.

Doanh nghiệp truyền hình sống khoẻ giữa đại dịch COVID-19. (Ảnh minh hoạ)

Chú trọng đào tạo nhân lực

Con người, hay chính là nhân sự là yếu tố then chốt dẫn đến sự thành bại. Do đó, thay vì đầu tư nhiều công cụ, thiết bị và tiện ích mới, việc tận dụng thời cơ, chú trọng hơn về trau dồi, đào tạo chuyên môn, kỹ thuật cho nguồn nhân lực nội bộ cũng là một phương án không thể bỏ qua để vượt qua khó khăn.

Truyền lửa và tạo động lực làm việc giúp nhân viên, học viên đạt được thái độ – kiến thức – kỹ năng cho công việc và cuộc sống.

Là một trong những ngành nghề đòi hỏi nhiều sự sáng tạo nhất, thiết nghĩ doanh nghiệp truyền hình cần trau dồi các kỹ năng như: Kỹ năng quan sát để có được chất liệu sống và nguồn nguyên liệu dồi dào cho sự sáng tạo; Kỹ năng phân tích, thấu hiểu vấn đề và đào bới tìm ra nguyên nhân sâu xa để thật sự "thấu hiểu" khán thính giả; Kỹ năng tư duy logic, xác định "đề bài" và "ẩn số" cũng như thử nghiệm các phép toán để làm ra một kết quả hoàn hảo nhất; Kỹ năng truyền đạt, giao tiếp rất nhiều với người tiêu dùng, khách hàng, đồng nghiệp, đối tác; Kỹ năng làm việc nhóm, phối hợp ăn ý giữa các thành viên của một tập thể. Tận dụng sức mạnh tập thể để tạo nên những sản phẩm tuyệt vời.

Sáng tạo không ngừng

Lấy ví dụ cho sự sáng tạo mang đến sức mạnh giúp doanh nghiệp truyền hình sống khỏe giữa đại dịch đó là việc ra mắt loạt chương trình truyền hình về phòng, chống COVID-19 hồi tháng 8/2021 của Đại truyền hình Việt Nam.

COVID-19 đang là vấn đề y tế được quan tâm hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên, khán giả chưa có nhiều cơ hội tiếp cận những phân tích khoa học theo hướng dễ hiểu nhất về dịch. Đó là lý do Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện series chương trình “COVID-19 phòng và chống” trong những ngày giãn cách xã hội.

Chương trình được phát sóng liên tục vào 21h10 hằng ngày, từ 14/8, trên kênh VTV2. Với thời lượng từ 5-7 phút mỗi số, chương trình đề cập những vấn đề được người dân quan tâm nhất hiện nay như: chăm sóc F0, F1 tại nhà; các biện pháp phòng chống lây nhiễm; tiêm vaccine phòng COVID-19.

Thực tế cho thấy, những clip ngắn về các chủ đề này sau khi được đăng tải định kỳ vào 11 giờ  các ngày trong tuần trên fanpage “VTV2 chất lượng cuộc sống” đã thu hút hàng trăm nghìn lượt xem, tương tác và chia sẻ. Đây là bằng chứng cho thấy khán giả rất mong muốn được tiếp cận với những thông tin chính thống liên quan dịch COVID-19.

Ê-kíp sản xuất cũng tận dụng tối đa lợi thế về công nghệ của trường quay ảo để MC tương tác với khách mời. Phần phỏng vấn chuyên gia được ê-kíp triển khai bằng hình thức trực tuyến, nhằm bảo đảm yêu cầu an toàn phòng, chống dịch bệnh.

Ví dụ này cũng có thể được xem như một bài học đáng tham khảo để các doanh nghiệp truyền hình tận dụng, giúp tạo ra điểm sáng để có thể sống khoẻ giữa đại dịch COVID-19.

HẠO NHIÊN

Tin mới