Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hậu quả của phương pháp nhịn ăn khô để giảm cân

(VTC News) -

Nhịn ăn khô để giảm cân đang được áp dụng khá phổ biến, tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe.

Nhịn ăn khô là chế độ rút, giảm bớt lượng chất lỏng tiêu thụ vào cơ thể bao gồm cả nước và các thực phẩm khác. 

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên áp dụng chế độ ăn này dựa trên việc hạn chế nước, vì có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe trong ngắn hạn.

 Nhịn ăn khô bị đánh giá là phương pháp tiêu cực. (Ảnh minh họa).

 Nhịn ăn khô là một phương pháp tiêu cực

Nhịn ăn khô được thực hiện bằng cách tránh uống hoặc giảm lượng nước và chất lỏng trong chế độ ăn uống như trái cây, rau hay nước dừa. Tuy nhiên, điều này lại gây tranh cãi khi trên thực tế, chúng ta phải tiêu thụ 2 lít nước mỗi ngày.

Những người ủng hộ phương pháp này cũng cho rằng nhịn ăn khô có thể cải thiện thành tích thể thao, vì cơ thể quen với việc giữ lại nhiều chất lỏng. Tuy nhiên, mất lượng nước trong cơ thể sẽ có tác động tiêu cực đến hiệu suất hoạt động của cơ thể.

Giảm nồng độ natri

Phương pháp nhịn ăn khô hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng, đặc biệt khi thực hiện vào mùa hè và với người lớn tuổi. Điều này chưa kể, nhịn ăn khô còn gây ra việc hạ natri trong máu. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers of Hormone Research, hạ natri máu là do giảm nồng độ natri và có thể dẫn đến tử vong. 

Đây là lý do các vận động viên thường kết hợp nước với một số đồ uống thể thao có chứa chất điện giải và carbohydrate. Bằng cách này, tổn thất chất lỏng sẽ được bù đắp để đạt hiệu suất tối ưu.

Việc nhịn ăn khô bằng thực phẩm chay

Nhiều người tiến hành phương pháp nhịn ăn khô bằng cách ăn chay. Theo các nhà khoa học, ăn chay hoặc chay thuần có lợi cho sức khỏe nhưng không phải là phương pháp duy nhất giúp con người sống được lâu hay giảm cân hiệu quả. Đây vẫn là vấn đề đang gây tranh cãi.

Vũ Gia (VOV)

Tin mới