Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Giá tiêu hôm nay 7/12: Duy trì đà ổn định, thấp nhất 60.000 đồng/kg

(VTC News) -

Giá tiêu trong nước hôm nay duy trì đà ổn định khi không có thay đổi so với 1 ngày trước đó, dao động ở mức 60.000 - 63.000 đồng/kg.

Cập nhật diễn biến giá tiêu hôm nay

+ Giá tiêu trong nước

Giá tiêu trong nước hôm nay ghi nhận duy trì sự ổn định khi không có thay đổi so với phiên giao dịch trước, mức giao dịch thấp nhất là 60.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay không có thay đổi so với phiên giao dịch trước. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giá tiêu hôm nay ở mức 63.000 đồng/kg, không có thay đổi so với ngày hôm qua và là mức giá cao nhất cả nước.

Giá tiêu hôm nay tại Bình Phước ghi nhận ở mức 62.000 đồng/kg, giữ nguyên so với hôm qua.

Tại 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông giá tiêu hôm nay ghi nhận ở mức 61.000 đồng/kg, không thay đổi so với phiên giao dịch trước đó.

Tại tỉnh Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 60.000 đồng/kg, cũng không thay đổi.

Giá tiêu thấp nhất được ghi nhận tại tỉnh Gia Lai, thương lái thu mua ở mức 60.000 đồng/kg, giữ nguyên so với hôm qua.

Địa phương Giá (đồng) Thay đổi so với 1 ngày trước (đồng)
Bà Rịa - Vũng Tàu 63.000 -
Bình Phước 62.000 -
Đắk Lắk 61.000 -
Đắk Nông 61.000 -
Đồng Nai 60.000 -
Gia Lai 60.000 -

+ Dự báo giá tiêu

Theo các doanh nghiệp, thách thức những tháng cuối năm 2022 với hồ tiêu còn rất nhiều. Trong đó phải nhắc đến việc tình hình dịch COVID-19 tại Trung Quốc còn phức tạp, khó đoán khiến xuất khẩu tiêu sang nước này có thể khó khăn hơn.

Còn ở trong nước, vốn vay khó khăn khiến giới đầu cơ thoát hàng, dòng vốn đổ về cà phê. Một lượng lớn vốn vẫn bị kẹt vào bất động sản, khi thời gian trước có thời điểm đầu cơ đua nhau bán hồ tiêu để ôm đất.

Một số chủ vựa thu mua lớn tại vùng sản xuất trọng điểm cho biết năm 2022 không phải là năm tốt cho người trữ hồ tiêu. Tín dụng bị thắt chặt, lãi suất ngân hàng tăng, ai ai cũng thiếu vốn nên chẳng thể kiên trì giữ hàng mua trữ. Nhiều chủ vựa phải bán lỗ hàng tồn kho để kinh doanh thứ khác và hệ quả cung trên thị trường càng nhiều. Về bên người mua và nhà nhập khẩu, tình hình cũng khó khăn không kém. Tại các nước tiêu thụ hồ tiêu lớn như Mỹ và châu Âu, người ta đang lo vốn thu mua bị hạn chế đáng kể.

Các chuyên gia dự báo, những người có tiền mặt sẽ làm chủ thị trường hồ tiêu mùa tới. Khi thị trường hồ tiêu không ai có thể cầm trịch thì chính nhà vườn sẽ nắm quyền quyết định. Quyền trong tay người bán đang có cơ hội về với nông dân hồ tiêu trong năm 2023 nhưng chỉ lo tâm lý kinh doanh bầy đàn, theo đám đông, khi bán thì bán xối xả, khi giữ thì giữ rịt hàng không chịu buông bớt… và đó cũng chính là lúc để các thành phần khác trên thị trường có điều kiện tìm cách giành lại quyền quan trọng ấy.

Ngoài ra nỗi lo xung quanh tình hình lạm phát cùng viễn cảnh kinh tế 2023 không mấy tươi sáng khiến ngành hàng hồ tiêu không có nhiều hy vọng khởi sắc tích cực.

Cập nhật giá hồ tiêu thế giới

Giá tiêu trong nước hôm nay ghi nhận sự trái chiều so với hôm qua. Cụ thể, tại Indonesia, giá tiêu đen Lampung quay đầu tăng 0,13%, lên mức 3.857 USD/tấn. Còn giá hạt tiêu trắng Muntok của quốc gia này cũng đang tăng 0,13%, ở mức 6.076 USD/tấn.

Giá tiêu đen Kuching ASTA của Malaysia giảm mạnh 4%, xuống mức 4.900 USD/tấn; còn hạt tiêu trắng ASTA của quốc gia này đang giữ ở mức giá 7.300 USD/tấn.

Đối với thị trường Brazil, giá hạt tiêu đen ASTA 570 duy trì ổn định ở mức 2.625 USD/tấn.

Còn tại Việt Nam, giá tiêu đen xuất khẩu loại 500g/l và 550g/l tiếp tục giữ mức 3.150 - 3.250 USD/tấn. Và giá tiêu trắng vẫn ở đang neo ở mức 4.600 USD/tấn.

Thị trường hồ tiêu thế giới hôm nay biến động mạnh khi tăng nhẹ ở Indonesia, nhưng giảm sâu tại Malaysia. Còn các quốc gia xuất khẩu tiêu khác vẫn đang đi ngang.

Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) và UN Corntracle, Mỹ là nước nhập khẩu tiêu lớn nhất thế giới. Nước này đã có tổng lượng nhập khẩu đạt 94.176 tấn trong năm 2021. Con số này tăng 8,8% so với năm trước, trong đó tiêu xay chiếm 30,5% tổng nhập khẩu tiêu của nước này.

Trung Quốc là nhà nhập khẩu lớn thứ hai vào năm 2021, nhưng nhập khẩu lại giảm mạnh 34,4% do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến xuất khẩu tiêu của Việt Nam bởi Việt Nam là nước cung cấp hơn 90% lượng tiêu nhập khẩu của Trung Quốc.

Việt Nam là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới nhưng cũng đồng thời là một nước nhập khẩu lớn trên thế giới. Việc nhập khẩu là cần thiết để cung cấp liên tục hồ tiêu cho thế giới.

UAE, Ấn Độ và Đức cũng là những thị trường nhập khẩu lớn trên thế giới, đặc biệt là UAE với kim ngạch nhập khẩu năm 2021 đạt 44.500 tấn, tăng 25,9% so với năm 2020.

Ấn Độ, nhà sản xuất và tiêu dùng hồ tiêu lớn này đã áp giá nhập khẩu tối thiểu (MIP) để bảo vệ ngành tiêu nội địa. Dẫn đến nhập khẩu tiêu của nước này đã giảm 15% trong năm 2018 so với năm trước đó. Tuy nhiên, nhập khẩu tiêu Ấn Độ năm 2021 tăng 38,7% trong năm 2020. Trong nhiều năm, Đức ghi nhận nhập khẩu tiêu ổn định, đạt 33.000 tấn năm 2021, tăng 1,1% so với năm trước đó.

Tương tự, nhập khẩu của các nước tiêu thụ lớn khác như Pháp, Pakistan, Hà Lan, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan tăng trong năm 2021. Nhưng các quốc gia tiêu thụ hạt tiêu lớn khác như Anh, Ai Cập, Nga, và Philippines ghi nhận nhập khẩu giảm.

Thành Lâm

Tin mới