Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giá khí đốt châu Âu tăng vọt trước tin đường ống Dòng chảy Thổ nhĩ Kỳ bị cấm

(VTC News) -

Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã tăng hơn 10% trong phiên giao dịch ngày 30/9 sau khi có thông tin đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ bị rút giấy phép.

Theo RT, giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã tăng lên gần 2.100 USD/ 1.000 m3 sau khi có thông nhà vận hành đường ống dẫn khí TurkStream (Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ) bị tước mất giấy phép hoạt động theo lệnh cấm vận mới nhất của liên minh châu Âu đối với ngành xuất khẩu năng lượng từ Nga.

Cụ thể, hợp đồng khí đốt giao tháng 11 tại trung tâm giao dịch Title Transfer Facility (TTF) ở Hà Lan đã tăng lên 2.087 USD/nghìn mét khối, tương đương 206 euro/megawatt giờ.

Đường ống TurkStream vận chuyển 33 tỉ m3 khí đốt từ Nga đến EU mỗi năm. (Ảnh: AP)

Các chuyên gia nhận định giá khí đốt tháng 11 tăng mạnh một phần chịu tác động từ việc nguồn cung từ đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ không đảm bảo, sau khi chính phủ Hà Lan rút giấy phép xuất khẩu khí đốt của của công ty Dòng chảy phương Nam đang vận hành Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ (thuộc sở hữu của Nga) hôm 29/9.

Đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ có công suất 33 tỷ m3 hàng năm, cung cấp khí đốt tự nhiên từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Âu. Đường ống này được Nga và liên doanh với Thổ Nhĩ Kỳ khánh thành từ năm 2020.

Sau vụ sự cố nổ đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc hôm 26/9, Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ là đường ống dẫn khí đốt duy nhất của Nga tới châu Âu mà không đi qua lãnh thổ Ukraine.

Đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ chạy từ Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ qua biển Đen. (Ảnh: DW)

Tại cuộc họp vào ngày 30/9 tại Brussels, bộ trưởng năng lượng các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ tìm kiếm các giải pháp khẩn cấp nhằm hạ giá năng lượng khi mùa Đông tới gần, trong lúc các vấn đề của đường ống dẫn khí đốt từ Nga trong tuần này khiến nỗ lực này thêm phức tạp.

Các bộ trưởng sẽ cân nhắc đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC), trong đó có việc cắt giảm mức tiêu thụ điện trong khối, đánh thuế lên lợi nhuận của các công ty năng lượng và thảo luận về trần giá khí đốt đối với các nguồn cung khí đốt bán buôn.

Các lệnh trừng phạt mà EU nhằm vào Nga liên quan đến xung đột tại Ukraine, trong đó có việc cấm phần lớn lượng nhập khẩu dầu mỏ của Nga từ tháng 12/2022, khiến Nga đáp trả bằng việc giảm mạnh nguồn cung khí đốt tự nhiên.

Trà Khánh

Tin mới