Các hóa chất có tên gọi là aldehyde (an-đê-hít), được tạo ra trong cơ thể chúng ta với một lượng rất nhỏ nhưng có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi trong môi trường sống của chúng ta, như dầu gội đầu hay rượu.
Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, quá nhiều andehyte có thể gây ra ung thư bởi chúng phá hủy khả năng tự tái tạo lại DNA của chúng ta.
Dầu gội đầu cũng có thể gây ra ung thư (Ảnh: Shutterstock)
Giáo sư Ashok Venkitaraman, tác giả của nghiên cứu từ Đại học Cambridge nói: "Chúng ta biết rằng aldehyte không tốt và nó có liên quan tới việc gây ra ung thư, nhưng chúng ta không hề biết rằng, nó làm hỏng các protein trong các tế bào quan trọng ngăn ngừa cho việc gây tổn thương cho DNA, cũng chính là nguyên nhân gây ra ung thư".
Ông nói tiếp: "Chúng tôi không hề biết rằng chúng ta đã phải hít vào bao nhiêu chất hóa học, chúng tồn tại được bao nhiều lâu trong không khí sau khi được sản xuất nhưng các aldehyte được tìm thấy ở khắp mọi nơi".
Những căn bệnh ung thư mũi hay ung thư vòng họng đều đặc biệt có liên quan tới formaldehyte (hay còn được biết tới là mêtanal), một lại chất không màu sắc, có mùi nặng và thường được sử dụng để ướp.
Theo như nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tế Bào, các nhà khoa học đã sử dụng các tế bào đã biến đổi gen của con người để xác định aldehyte gây tổn hại thế nào tới ô nhiễm và các nguồn dẫn khác có thể gây ra ung thư.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy, các chất aldehyte này phá vớ các tế bào bảo vệ trong các tế bào lành bình thường, điều mà luôn giúp sửa chữa tổn thương DNA mỗi khi chúng phân chia.
Video: Những ngộ nhân hoang đường trong điều trị ung thư
Giáo sư Venkitaraman giải thích rằng, cơ thể chúng ta có hai bản sao của gen BRCA2, gen này tạo ra một loại protein giúp sửa chữa DNA, nếu không sửa chữa được, nó sẽ phát triển trở thành ung thư.
Aldehyte làm giảm và suy yếu protein BRCA2 trong tế bào, khiến những người có gen lỗi có nhiều nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt và tuyến tụy.
Nói về nghiên cứu này, Paul Pharoah, giáo sư về dịch tễ học ung thư tại Đại học Cambrigde nói rằng: "Kết quả này rất quan trọng, nhưng nó không có ý nghĩa tức thời đối với dân chúng".