Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Đặt tên cho con: Vô tình hay kỳ vọng?

Việc đặt tên cho con thời nay đã có một 'bước ngoặt' lớn, khi chuyên gia về ngôn ngữ, các “thầy thông kinh làu sử'... nhập cuộc.

Việc đặt tên cho con thời nay đã có một 'bước ngoặt' lớn, khi chuyên gia về ngôn ngữ, các “thầy thông kinh làu sử'... nhập cuộc.

Khi chuyên gia về ngôn ngữ, các “thầy” chuyên về kinh sách, cung, mệnh... vào cuộc thì người ta sẵn sàng bỏ tiền để tìm đến những phương pháp đặt tên “khoa học” để đặt tên cho con.

Trước đây, ở Việt Nam, đời sống khó khăn, dân trí còn hạn chế, các cụ thường có cách đặt tên con rất đơn giản như tên đệm thì nam “Văn”, nữ “Thị” hoặc gọi con bằng những cái tên rất chân chất, xấu xí như Tí, Dậu, Hĩm, Út, Cu... Người xưa cho rằng làm như thế thì ma quỷ cũng thấy xấu mà để cho đứa trẻ được yên, vì vậy bố mẹ sẽ nuôi con một cách dễ dàng hơn.

Hiện nay quan niệm đó đã thay đổi rất nhiều. Việc đặt tên đứa con mới ra đời giờ là chuyện trọng đại của cả gia đình. Trọng trách thường được giao cho người lớn tuổi, có uy thế, “nhiều chữ” nhất trong dòng họ. Mọi người thích chọn những cái tên Hán tự “rất kêu”, nhiều ý nghĩa như Hùng, Dũng, Đức, Khuê, Dung, Phương, Hương, Huyền...

Việc đặt tên cho con thời nay đã có một 'bước ngoặt' lớn. (Ảnh minh họa). 

Để cái tên thêm hay, những chữ đệm trước tên cũng được chú trọng, thậm chí có những người có tới 2, 3 chữ đệm cho thẩm mỹ, sang trọng. Những cái tên có cả họ cha lẫn họ mẹ cũng đã được xếp cạnh nhau (dù nghe rất trúc trắc, trục trặc) để tôn trọng hai bên nội ngoại.

Ngoài ra, xu hướng đặt tên theo kiểu phi giới tính, kiểu “chữ cái đầu” còn được coi là “mốt” với những đứa trẻ thuộc thế hệ từ 8x, 9x vì cha mẹ mong muốn tên chúng luôn đứng ở “đầu sổ” trong tất cả các danh sách ở trường học hay “trường đời”...

Gần đây hơn, trong xã hội có “bước ngoặt” mới trong cách đặt tên con. Khi chuyên gia về ngôn ngữ, các “thầy” chuyên về kinh sách, cung, mệnh... vào cuộc thì người ta sẵn sàng bỏ tiền để tìm đến những phương pháp đặt tên “khoa học” để đặt tên cho con.

Không biết họ tin vào “cái tên nhàn hạ, sung sướng, may mắn” này đến đâu nhưng rõ ràng đó là những ước mong, kỳ vọng đầu tiên đặt lên vai đứa trẻ. Người ta cũng dần bỏ qua những gì thuộc về “ý nghĩa” của cái tên mà thay thế vào đó là theo sở thích hoặc những khác biệt..

Đã không hiếm những đứa trẻ “thuần Việt” nhưng lại mang những cái tên rất lạ với người Việt như Tú Lynh, Hồng Kông, Bê La... Không chỉ ở Việt Nam, tại Mỹ, những chuyển biến về xu hướng đặt tên cho con theo cách đặc trưng, khác biệt như thế này cũng rất rõ nét.

Theo các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học bang Georgia (Mỹ), những năm 1950, tại đây trung bình một lớp học sẽ có ít nhất 1 bé trai tên là James (tên phổ biến nhất trong giai đoạn này). Còn ước tính đến năm 2013, trong 6 lớp học mới tìm được 1 học sinh tên Jacob, cho dù đây là một trong những tên phổ biến nhất trong năm 2007 ở Mỹ dành cho con trai.

Về hiện tượng trên, nhà nghiên cứu Jean Twenge của trường Đại học San Diego (Mỹ) chia sẻ trên trang tin Live Science rằng: Lời giải thích hợp lý nhất cho hiện tượng phổ biến này là sự thay đổi suy nghĩ, sự kỳ vọng của các bậc cha mẹ trẻ về vai trò của con cái ngày càng nhiều hơn. Giờ đây, nhiều người muốn con mình phải thật đặc biệt, phải duy nhất và khác hẳn với bạn bè cùng trang lứa. Tuy nhiên, không ít người cũng tỏ ra quan ngại rằng những kỳ vọng trong cách đặt tên này có thể là bước khởi đầu, là gánh nặng của chủ nghĩa cá nhân thời hiện đại mà các bậc cha mẹ trẻ đã vô tình đặt lên cuộc đời con trẻ.

Theo PNVN

Nguồn:

Tin mới