Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dân phản đối trại lợn xả thải gây ô nhiễm, tỉnh Nghệ An họp khẩn

(VTC News) -

Sau sự việc người dân kéo đến trại lợn Đại Thành Lộc phản đối việc xả thải gây ô nhiễm, tỉnh Nghệ An họp khẩn, yêu cầu chủ cơ sở thực hiện loạt giải pháp khắc phục.

Video: Toàn cảnh trại lợn của Công ty Đại Thành Lộc xả thải gây ô nhiễm khiến người dân bức xúc

Ngày 9/8, hàng trăm người dân xã Nam Hưng kéo nhau lên cổng trại lợn của Công ty TNHH Đại Thành Lộc (xã Nam Hưng, huyện Nam Đàn, Nghệ An) để phản đối trại lợn xả thải gây ô nhiễm, bốc mùi hôi thối.

Được biết, đây không phải là lần đầu trại lợn này bị người dân kéo tới phản đối. Trước đó nhiều năm, người dân cũng từng bức xúc vì không thể chịu nổi việc xả thải của trại lợn Công ty Đại Thành Lộc. 

Theo người dân, từ khi trại lợn giống Đại Thành Lộc đi vào hoạt động (năm 2011) đến nay, hồ nước Tràng Đen ở xã Nam Hưng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nơi đây từng là nơi tắm giặt của người dân địa phương, nhưng nay nguồn nước ô nhiễm khiến người dân không dám ra hồ tắm giặt như trước nữa. Cuộc sống của người dân địa phương cũng bị đảo lộn.

Ngoài việc xả thải gây ô nhiễm, người dân còn tố Công ty Đại Thành Lộc gây ô nhiễm không khí, mùi hôi thối bốc lên khiến những hộ dân sống gần khu vực trại lợn không thể chịu nổi.

Anh N.V.D (trú tại xã Nam Hưng, huyện Nam Đàn) cho biết: “Cứ đến khoảng 20h hàng ngày là trại lợn bắt đầu xả thải, mùi hôi thối bốc lên khiến chúng tôi khiếp sợ. Nhà đóng cửa kín, bật điều hòa mà mùi hôi thối vẫn nồng nặc. Đặc biệt, khi trời có mưa là họ xả tràn lan”.

Ngày 9/8, hàng trăm người dân xã Nam Hưng kéo đến trại chăn nuôi để phản đối Công ty Đại Thành Lộc xả thải gây ô nhiễm môi trường.

Ngay trong chiều 10/8, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức cuộc họp với sự tham dự của lãnh đạo huyện Nam Đàn và đại diện các sở, ngành để làm sáng tỏ sự việc và đưa ra phương án xử lý. 

Kết luận tại cuộc họp, tỉnh Nghệ An yêu cầu Công ty Đại Thành Lộc thay thế bạt HDPE tại hồ lắng nước thải, nâng cao thành hồ lắng tránh chảy tràn, thay mương dẫn nước thải từ mương xi măng bằng ống nhựa PVC. Đồng thời, công ty cần lắp đặt thêm hệ thống xử lý mùi tại các chuồng trại, có biện pháp ngăn nước mưa từ khu vực xung quanh chảy vào trang trại. Thời gian hoàn thành trước 18/8/2020.

Tỉnh cũng yêu cầu công ty Đại Thành Lộc thay đổi hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ mới đảm bảo tuần hoàn tái sử dụng 100% nước thải sau hệ thống xử lý, không thải ra ngoài môi trường. Việc này phải hoàn thành trước 15/12/2020.

Thông tin thêm về sự việc, ông Lê Văn Mạnh, công chức nông nghiệp, môi trường xã Nam Hưng, huyện Nam Đàn cho biết, từ khi trại chăn nuôi lợn giống của Công ty Đại Thành Lộc đi vào hoạt động từ 2011 đến nay, công ty đã bị Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An xử phạt 2 lần vì gây ô nhiễm môi trường, một lần năm 2013, một lần vào năm 2017.

Sự việc trại lợn ở xã Nam Hưng gây ô nhiễm môi trường đã xảy ra từ lâu, hàng năm trong các kỳ họp HĐND xã Nam Hưng người dân đều phản ánh. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có giải pháp nào hiệu quả”, ông Mạnh cho biết.

Từ khi có trại lợn Đài Thành Lộc, nước trong đập Tràng Đen đổi sang màu xanh đen.

Ông Ngô Đức Quỳnh, Chi cục phó Chi cục Thú y Nghệ An cho biết, không chỉ xả thải gây ô nhiễm khiến người dân bức xúc, trại lợn của Công ty Đại Thành Lộc hoạt động gần 10 năm nhưng đến nay vẫn chưa có Giấy chứng nhận vệ sinh thú y.

Chi cục Thú y Nghệ An vừa xử phạt Công ty Đại Thành Lộc số tiền 13 triệu đồng do công ty chưa có Giấy chứng nhận vệ sinh thú y. Công ty này đang nuôi hơn 1.700 lợn nái và hơn 3.000 lợn con”, ông Quỳnh cho biết.

Được biết, trang trại chăn nuôi lợn Đại Thành Lộc có tổng diện tích khoảng 26ha, trong đó phần xây dựng cơ bản khoảng 8ha, còn lại để trồng cây xanh và xử lý môi trường.

Toàn bộ trang trại nằm trên đồi Cột Cờ, vị trí thượng nguồn đập Ba Khe, nơi nguồn nước chảy ra đập Tràng Đen, xã Nam Hưng.

Hồ Tràng Đen là công trình thủy lợi khá lớn trong vùng với diện tích khoảng 40ha. Trước đây, hồ Tràng Đen là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho hàng nghìn người dân địa phương và tưới tiêu cho hàng trăm ha lúa, hoa màu. Tuy nhiên, từ khi trại lợn đi vào hoạt động, người dân không ai dám ra đập Tràng An để tắm rửa nữa vì quá bẩn.

TRẦN LỘC

Tin mới