Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đại diện WHO: Chủng COVID-19 ở Việt Nam là biến thể Ấn Độ đột biến

(VTC News) -

Đại diện WHO tại Việt Nam cho biết theo định nghĩa của WHO, hiện chưa có biến thể COVID-19 "lai" mới ở Việt Nam.

“Biến thể được phát hiện (ở Việt Nam) là biến thể Delta, có thêm các đột biến, và cần quan sát thêm. Chúng tôi cần tiếp tục giám sát trong các tuần tới”, đại diện WHO tại Việt Nam, ông Kidong Park nói trên Nikkei Asia. Biến thể Delta được nhắc đến ở đây là biến thể được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ.

Ông Park giải thích thêm: “Nó là một biến thể đã được biết đến. Nhưng với đột biến bổ sung. Hiện tại, WHO chưa có báo động gì (về biến thể tại Việt Nam)”.

Đại diện WHO tại Việt Nam cho biết theo định nghĩa của WHO, hiện chưa có biến thể COVID-19 "lai" mới ở Việt Nam. (Ảnh minh họa: Getty)

Đại diện WHO nhấn mạnh biến thể Delta là một biến thể nguy hiểm vì khả năng lây nhiễm cao và lan truyền nhanh chóng.

Son Nghiem, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Kinh tế Y tế ứng dụng ở Australia, đồng ý rằng chưa cần thiết để WHO đưa ra cảnh báo mới trong tình hình này. “Theo tôi biết, điểm nóng dịch ở Bắc Giang và Bắc Ninh chủ yếu liên quan đến biến thể Ấn Độ”, Nghiem trả lời Nikkei Asia tuần trước.

Ông Park nhận định khó nói khi nào Bắc Giang và Bắc Ninh có thể chấm dứt các ổ dịch. Từ cuối tháng 4, Việt Nam đã phải đấu tranh với các điểm bùng phát dịch ở Bắc Ninh và Bắc Giang, hai nơi được xem là trung tâm sản xuất lớn với các nhà máy của công ty quốc tế.

Hơn 400 công ty, với khoảng 65.000 công nhân ở Bắc Ninh đã tạm dừng sản xuất. Tại Bắc Giang, 4 trong 6 khu công nghiệp với ít nhất 140.000 công nhân phải dừng hoạt động ngày 18/5. Những nhà máy bị ảnh hưởng bởi COVID-19 để công nhân ở trong các cơ sở của mình để kiềm chế dịch bệnh. (Hiện có nhiều nhà máy đã hoạt động trở lại với nhiều biện pháp chống dịch nghiêm khắc).

Việc tiêm vaccine cho các công nhân nhà máy bắt đầu từ đầu tuần này, đi kèm với các biện pháp phòng chống dịch khác như xét nghiệm, truy vết và cách ly. 

“COVAX là một trong số các giải pháp”, ông Park nói. “Khủng hoảng thiếu (vaccine) xảy ra hồi tháng 3 và tháng 4, chủ yếu do bùng dịch tại Ấn Độ, nhà sản xuất vaccine COVID-19 chính, khi họ phải dừng xuất khẩu cho cả chương trình COVAX”.

COVAX cam kết cung cấp vaccine cho 20% dân số của các thành viên vào cuối năm nay và cam kết này vẫn còn hiệu lực, theo đại diện WHO.

Phương Anh

Tin mới