Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Bộ Y tế hiện quản lý bao nhiêu bệnh viện?

(VTC News) -

Các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đang đảm nhận nhiệm vụ khám, chữa bệnh tuyến cuối, chỉ đạo tuyến, đào tạo nhân lực y tế, đặc biệt là trình độ sau đại học.

Bộ Y tế đang quản lý 34 bệnh viện đảm nhận nhiệm vụ khám, chữa bệnh tuyến cuối, chỉ đạo tuyến, đào tạo nhân lực y tế, nghiên cứu, phát triển các kỹ thuật, phương pháp chẩn đoán và điều trị mới. Các bệnh viện này cũng hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về chuyên ngành, hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật.

Danh sách 34 bệnh viện tuyến trung ương thuộc Bộ Y tế:

Bệnh viện Bạch Mai Bệnh viện Việt Nam - Cuba Đồng Hới
Bệnh viện Chợ Rẫy Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí
Bệnh viện C Đà Nẵng Bệnh viện Việt Đức
Bệnh viện Châm cứu trung ương Bệnh viện 71 trung ương
Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương Bệnh viện Nhiệt đới trung ương
Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ Bệnh viện Lão khoa trung ương
Bệnh viện Phục hồi chức năng trung ương Bệnh viện Da liễu trung ương
Bệnh viện Phong - Da liễu trung ương Quỳnh Lập Bệnh viện Phong - Da liễu trung ương Quy Hòa
Bệnh viện Hữu Nghị Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW TP.HCM
Bệnh viện trung ương Huế Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương
Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương
Bệnh viện Đa khoa trung ương Quảng Nam Bệnh viện Tâm thần trung ương 1
Bệnh viện K Bệnh viện Tâm thần trung ương 2
Bệnh viện Phổi trung ương Bệnh viện Thống Nhất
Bệnh viện 74 trung ương Bệnh viện Nhi trung ương
Bệnh viện Mắt trung ương Bệnh viện Nội tiết
Bệnh viện E Bệnh Viện Phụ Sản trung ương

Mới đây, Bộ Y tế ban hành dự thảo đề án sắp xếp lại bệnh viện trực thuộc, trong đó dự kiến chỉ giữ lại các bệnh viện đầu ngành, đảm nhận vai trò ứng phó và hỗ trợ chuyên môn cấp quốc gia; có năng lực thực hiện các nghiên cứu ứng dụng, phát triển kỹ thuật chuyên sâu mới; tiếp nhận và chuyển giao các kỹ thuật tiên tiến.

Dự kiến, Bộ Y tế sẽ rút xuống còn 30 bệnh viện trực thuộc, 3 bệnh viện được tổ chức lại thành bệnh viện thực hành, hoặc sáp nhập với bệnh viện khác trực thuộc Bộ Y tế, chuyển 1 bệnh viện về địa phương quản lý.

Những ngày qua, dự thảo luật Thủ đô (sửa đổi) được đưa ra bàn thảo. Trong đó, đề xuất "chuyển giao các bệnh viện trung ương trên địa bàn về cho Hà Nội quản lý" nhận nhiều ý kiến trái chiều.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, việc chuyển các bệnh viện của trung ương trên địa bàn về Hà Nội quản lý là công việc hệ trọng, liên quan đường lối chính sách và hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân nên cần được cân nhắc kỹ lưỡng. 

Theo ông, Nghị quyết 19 của Hội nghị lần 6 Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XII năm 2017 quy định chuyển dần các bệnh viện thuộc Bộ Y tế và các bộ ngành cơ quan nhà nước trung ương về địa bàn quản lý. Việc này không áp dụng cho các bệnh viện thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, một số ít bệnh viện chuyên khoa đầu ngành, bệnh viện thuộc các trường đại học. 

Như vậy, các bệnh viện trung ương trên địa bàn Hà Nội đều là các cơ sở chuyên khoa, đầu ngành, đương nhiên thuộc diện phải giữ lại theo Nghị quyết 19. 

Hiện có 34 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế. (Ảnh: Đắc Huy)

Các bệnh viện khi thuộc Bộ Y tế sẽ mang thương hiệu quốc gia, thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, đặc biệt là công tác chuyển giao công nghệ từ các tổ chức, các nước phát triển cho Việt Nam. 

Thứ trưởng đề nghị TP Hà Nội tính toán lại năng lực quản lý của mình. TP quản lý 42 bệnh viện công, 43 bệnh viện tư, 579 trung tâm y tế xã phường và gần 3.900 phòng khám đa khoa và chuyên khoa, chưa kể hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh dược, trang thiết bị.

"Như vậy, việc tiếp nhận thêm bệnh viện tuyến trung ương là quá sức, đặc biệt trong bối cảnh cán bộ Sở Y tế còn đang rất mỏng", Thứ trưởng Thuấn nói và đề nghị đưa ra khỏi dự thảo luật quy định trên.

NHƯ LOAN

Tin mới