Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bao nhiêu lao động được đào tạo nghề có thể tự kiếm kế sinh nhai?

Đại biểu Quốc hội đã đặt ra nhiều băn khoăn trong việc đào tạo nghề hiện nay.

(VTC News) – Đại biểu Quốc hội đã đặt ra nhiều băn khoăn trong việc đào tạo nghề hiện nay.



Phát biểu trước Quốc hội, Đại biểu Trần Ngọc Vinh, Trong lĩnh vực giải quyết việc làm mới chỉ làm rõ về số lượng người được dạy nghề mà chưa nêu được chất lượng dạy nghề có đáp ứng được yêu cầu của xã hội hay không.


Đại biểu Trần Ngọc Vinh 

“Có bao nhiêu lao động được đào tạo nghề có thể tự kiếm kế sinh nhai bằng nghề đào tạo hay tình trạng lừa đảo, môi giới xuất khẩu lao động đang diễn ra”, đại biểu Trần Ngọc Vinh nêu câu hỏi.



Trả lời vấn đề này, bà Phạm Thị Hải Chuyền - Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội cho biết đã có quy hoạch phát triển trường nghề chất lượng cao.



Tháng 4 năm 2012, Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển nghề của giai đoạn năm 2012 - 2020. Trong đó có giao cho Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tham mưu Chính phủ xây dựng các trường nghề chất lượng cao.



Đến tháng 5 năm 2014 Bộ đã trình và Chính phủ đã phê duyệt 45 trường nghề chất lượng cao bằng Quyết định 761, tháng 5 năm 2014. Tháng 6 năm 2014 bộ cũng đã mời các bộ, ngành và các trường nghề được phê duyệt của Thủ tướng đến bàn kế hoạch triển khai và đã xây dựng lộ trình để triển khai thực hiện trường nghề chất lượng cao này.



“Trong số 35 trường nghề chất lượng cao chúng tôi cũng bám vào nhu cầu phát triển và yêu cầu nguồn nhân lực của từng vùng. Ví dụ, vùng Đông Nam Bộ, trong 45 trường chất lượng cao thì vùng này có 10 trường, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh 4 trường, Đồng Nai 3 trường, Vũng Tàu 2 trường và Bình Dương 1 trường. Lộ trình để thực hiện trường chất lượng cao thì chúng tôi đã có một kế hoạch triển khai quyết định tạo điều kiện để trường chất lượng cao sớm đi vào hoạt động và có hiệu quả”, Bộ trưởng Chuyền thông tin.


Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền 

Để giải quyết vấn đề này, Bộ đã trình Đề án về đổi mới công tác dạy nghề, trong đó có đề xuất đầu tư về cơ sở vật chất, nhất là thiết bị cho những trường này để đảm bảo yêu cầu chất lượng cao.



Chính phủ cho phép nhâp 20 bộ giáo trình của các nước tiên tiến từ Úc và một số nước về để phù hợp với nghề chất lượng cao này.



Bộ cũng đã đưa đi đào tạo giáo viên ở các trường chất lượng cao để về đổi mới công tác dạy nghề cho phù hợp với yêu cầu mới của công tác dạy nghề.



Bộ trưởng Chuyền cho biết đã phối hợp với Úc tổ chức đào tạo để cấp chứng chỉ bằng của Úc cho trên 1000 học sinh.



“Như vậy vấn đề trường chất lượng cao, báo cáo với đại biểu là so với quy định đúng là chậm, lẽ ra chúng ta làm từ 2012 thì tốt hơn, nhưng đến 2014 thì Chính phủ ban hành được quy hoạch này và chúng tôi mới triển khai hướng dẫn được thì cũng có khó khăn đó là các vùng kinh tế trọng điểm. Trên cơ sở đó còn phải phối hợp với các địa phương các vùng và các ngành để xác định trường chất lượng cao mới phê duyệt được”, Bộ trưởng Chuyền phân trần.



Bên cạnh đó, Bộ đã chỉ đạo một mô hình điểm về thí điểm về đặt hàng dạy nghề. Bộ cũng đã cho phép Tổng cục dạy nghề đã ký với 39 trường để thực hiện đào tạo nghề theo địa chỉ, tức là hợp đồng dạy nghề với 12.000 học sinh và đến nay đã đào tạo được 7.000.



“Ba là tới đây chúng tôi sẽ phải đánh giá tổng kết thí điểm mô hình đặt hàng dạy nghề, trên cơ sở đó sẽ nhân ra diện rộng. Như vậy, đại biểu Quốc hội nêu về vấn đề chậm, chúng tôi thấy có phần trách nhiệm của mình, nếu làm được sớm hơn thì tốt. Đến thời điểm này chúng tôi thấy đã có cố gắng và những văn bản liên quan chúng tôi đã được chuẩn bị”, bà Chuyền nhận trách nhiệm.



Phạm Thịnh



Nguồn:

Tin mới