Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Ăn nhiều muối, hủy hoại sức khỏe ghê gớm

(VTC News) - Theo một nghiên cứu mới của Nhật Bản, ăn nhiều muối có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường. (HT theo FN)

Theo một nghiên cứu mới của Nhật Bản, ăn nhiều muối có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường. Việc tiêu thụ quá nhiều muối trong chế độ ăn uống có thể làm tăng huyết áp, đây là yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Để đánh giá chính xác mức độ liên quan của việc tiêu thụ nhiều muối với các bệnh nhân tiểu đường, các nhà nghiên cứu đã khảo sát gần 1.600 bệnh nhân tiểu đường, tuổi từ 40 đến 70 và sinh sống trên khắp đất nước Nhật Bản. Họ được hỏi về chế độ ăn uống và theo dõi lượng muối tiêu thụ trong 8 năm.

Các nhà nghiên cứu đã thấy rằng, những người có lượng muối cao nhất (trung bình khoảng 6.000 mg mỗi ngày) có khả năng phát triển bệnh tim mạch cao gấp 2 lần những người có lượng muối thấp nhất (trung bình khoảng 2.800 mg mỗi ngày).

Nhóm 359 người tiêu thụ muối nhiều nhất thì có 41 người phát triền bệnh tim, trong khi, nhóm 354 người tiêu thụ muối ít nhất thì chỉ có 23 người có nguy cơ mắc bệnh tim.

Nhà nghiên cứu Chika Horikawa thuộc Đại học Niigata Nhật Bản cho biết: 'Để giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, những người có bệnh tiểu đường loại 2 cần kiểm soát lượng đường trong máu, đồng thời phải có một chế độ ăn uống phù hợp'.

Theo nghiên cứu được công bố ngày 22/7/2014 trên tạp chí Nội tiết lâm sàng & chuyển hoá (Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism) cho biết thêm một số yếu tố khác có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim như rượu và lượng calo trong cơ thể.

Với thanh niên, các chuyên gia khuyên bạn nên tiêu thụ ít hơn 2.300 mg muối mỗi ngày. Đặc biệt, với những người ngoài 51 tuổi, những người có huyết áp cao, bệnh thận hoặc tiểu đường thì chỉ được tiêu thụ trong giới hạn của 1.500 mg muối.

Theo Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh, người Mỹ tiêu thụ trung bình khoảng 3.300 mg natri mỗi ngày. Nguồn cung cấp chính bao gồm muối được sử dụng trong nấu ăn và nguồn natri tự nhiên được tìm thấy trong thịt, rau và sữa, cũng như thực phẩm chế biến, trong đó có chứa hàm lượng natri.

Những người có bệnh tiểu đường loại 2 có nồng độ đường trong máu cao, có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng nếu không được điều trị, và tình trạng này là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Các nhà nghiên cứu cũng cho thấy những ảnh hưởng của chế độ ăn nhiều natri đã trở nên tồi tệ bởi kiểm soát lượng đường huyết kém. Tuy nhiên, họ không tìm thấy mối liên hệ giữa chế độ ăn nhiều muối và các biến chứng khác của bệnh tiểu đường, chẳng hạn như bệnh thận hoặc tử vong.

Nguồn:

Tin mới