Chandrayaan có nghĩa là "phương tiện Mặt trăng" trong tiếng Phạn, được phóng từ Trung tâm Vũ trụ Satish Dhawan ở Sriharikota, phía Nam bang Andhra Pradesh, Ấn Độ vào 14h30 ngày 14/7 (giờ địa phương). Đây là nỗ lực đổ bộ lên Mặt trăng lần thứ hai của Ấn Độ sau khi sứ mệnh Chandrayaan-2 thất bại năm 2019.
Tàu thăm dò Mặt trăng đầu tiên của nước này - Chandrayaan-1 đã được phóng lên quỹ đạo và sau đó phải hạ cánh khẩn cấp lên bề mặt của Mặt trăng vào 2008. Được Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) phát triển, Chandrayaan-3 bao gồm 1 phương tiện hạ cánh, 1 module đẩy và 1 xe tự hành. Mục tiêu của nó là hạ cánh an toàn lên bề mặt Mặt trăng, thu thập dữ liệu và tiến hành các thí nghiệm khoa học để hiểu hơn về thành phần cầu tạo của Mặt trăng.
Tàu vũ trụ Chandrayaan-3 chuẩn bị được phóng lên Mặt trăng. (Ảnh: EPA)
Chỉ có 3 quốc gia từng thực hiện thành công nhiệm vụ hạ cánh mềm (soft-landing) tàu vũ trụ trên bề mặt Mặt trăng gồm Mỹ, Nga và Trung Quốc.
Các kỹ sư Ấn Độ đã làm việc trong nhiều năm cho việc phóng tàu vũ trụ Chandrayaan-3 lần này. Họ đặc mục tiêu hạ cánh Chandrayaan-3 gần khu vực Cực Nam chưa được thám hiểm của Mặt trăng.
Tàu vũ trụ Chandrayaan-1 của Ấn Độ từng phát hiện ra các phân tử nước trên bề mặt Mặt trăng. 11 năm sau, Chandrayaan-2 được phóng thành công lên quỹ đạo Mặt trăng nhưng tàu tự hành của no đã lao xuống bề mặt Mặt trăng.
Vào thời điểm đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã khen ngợi các kỹ sư đứng sau sứ mệnh này mặc dù nó không thành công, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục phát triển tham vọng và các chương trình không gian của Ấn Độ.
Trước khi tàu vũ trụ Chandrayaan-3 được phóng ngày 14/7, Thủ tướng Modi nhận định: "Sứ mệnh này sẽ mang theo hy vọng và những giấc mơ của đất nước chúng ta".
Ấn Độ đã chi 75 triệu USD cho sứ mệnh Chandrayaan-3. Ông Modi cho biết tên lửa này sẽ vượt qua quãng đường hơn 300.000km và đến Mặt Trăng trong "những tuần tới".