Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Đơn vị Điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Cơ sở 3 cho biết, củ ấu được sử dụng như thức ăn vặt, đồng thời là vị thuốc hỗ trợ điều trị hoặc cải thiện triệu chứng một số bệnh.
Thành phần dinh dưỡng trong củ ấu gồm tinh bột, một số vitamin, chất khoáng vi lượng giúp tăng cương sức khỏe và bổ sung vi chất cho cơ thể
"Cây củ ấu được trồng ở các ao đầm khắp nơi trong nước ta. Trồng bằng hạt hay bằng chồi. Mùa hoa (ở miền Bắc) vào các tháng 5-6, mùa quả vào các tháng 7-9", bác sĩ Vũ nói và cho biết quả củ ấu dùng để ăn, vỏ quả và toàn cây làm thuốc, dùng tươi, phơi hoặc sấy khô.
Trong 100g củ ấu chín có 4,5g albumin, 0,1g chất béo, 19,7g chất đường các loại, 0,19g vitamin B1, 0,06g B2, 1,5mg PP, 13mg C, 7mg Ca, 0,7mg sắt, 19mg Mn, 93mg P. Chất AH13 là chất chiết ung thư gan được dùng hỗ trợ điều trị chống ung thư.
Ăn củ ấu có tác dụng gì?
Dưới đây là một số cách trị bệnh từ cây, củ ấu:
Có thể dùng củ ấu để chế biến thành những món ăn ngon miệng, bổ dưỡng.
Món ăn từ củ ấu
- Củ ấu ăn tươi: Củ ấu tươi, liều lượng thích hợp, rửa sạch, bỏ vỏ ăn sống. Dùng cho các trường hợp say nóng, say nắng, sốt mất nước, khát nước, kích thích, bồn chồn.
- Siro nước ép củ ấu: Củ ấu 250g, nấu chín trong 1 giờ, ép lọc lấy nước, thêm đường, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng cho các trường hợp huyết nhiệt, kinh nguyệt quá nhiều, trĩ xuất huyết, đau rát hậu môn.
- Củ ấu luộc chín: Củ ấu già 150 luộc chín, bóc bỏ vỏ ăn, mỗi ngày 2 lần. Dùng cho các trường hợp tỳ hư, tiêu chảy, mệt mỏi, mất sức.
- Củ ấu bung nhừ: Củ ấu (bóc bỏ vỏ) 20 - 30g, thêm nước, đun nhỏ lửa nấu thành dạng canh cháo. Cho ăn ngày 2 lần. Có tác dụng điều trị bổ trợ cho trường hợp ung thư tử cung, ung thư dạ dày ruột.
- Bột hồ củ ấu củ mài: Củ ấu cả vỏ 30g, bột củ mài 30g. Nấu nhừ củ ấu, ép lọc lấy nước, cho bột củ mài vào, đun chín thành hồ bột. Dùng cho trẻ em tiêu chảy mạn tính.
- Cháo củ ấu: Củ tươi bỏ vỏ 30g, gạo nếp 30g, đường vừa đủ. Nấu thành cháo, ăn 2 lần trong ngày. Chữa tỳ vị hư suy ở người cao tuổi, ăn uống.
Củ ấu rất có lợi cho sức khỏe về tác dụng như vị thuốc, vừa như thực phẩm chống đói, vừa ăn vặt, tráng miệng đồng thời có thể chế biến nhiều loại thực phẩm hỗ trợ cho ẩm thực và cuộc sống cần bổ sung vào thực phẩm và dược phẩm.