Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

ACV đề xuất hai phương án xây sân bay Điện Biên gần 5.000 tỷ đồng

Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) vừa đề xuất hai phương án đầu tư sân bay Điện Biên với tổng kinh phí gần 5.000 tỷ đồng.

ACV vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) về các phương án xây dựng sân bay Điện Biên. Theo ACV, sân bay Điện Biên sẽ được sửa mới ở các hạng mục đường cất-hạ cánh (CHC) dài 2.400m, hệ thống đường lăn đường lăn nối, đường lăn song song cũng như hệ thống đèn tiếp cận CAT 1…

Cũng theo ACV, khu hàng không dân dụng sẽ xây dựng nhà ga hành khách mới đáp ứng 2 triệu hành khách/năm; xây dựng sân đỗ tàu bay đáp ứng 6 vị trí đỗ máy bay A320/321 và tương đương.

 Cảng hàng không Điện Biên Phủ sẽ được xây dựng mới với vốn đầu tư lên đến 4.787 tỷ đồng. 

Đài kiểm soát không lưu (TWR) kết hợp trung tâm điều hành chỉ huy bay (ATC) và đài dẫn đường VORDME cũng sẽ được xây mới hoàn toàn.

Dự kiến tổng mức đầu tư xây mới toàn bộ sân bay này vào khoảng 4.787 tỷ đồng. Trong đó, công trình khu bay dự kiến 1.400 tỷ đồng, các hạng mục thiết yếu công trình khu hàng không dân dụng dự kiến 1.700 tỷ đồng. Các hạng mục công trình đảm bảo điều hành bay dự kiến 155 tỷ đồng. Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đã được UBND tỉnh Điện Biên nhất trí thực hiện dự kiến 1.532 tỷ đồng. 

Có hai phương án được ACV đưa ra để xây mới sân bay Điện Biên. Phương án 1, ACV sẽ dùng vốn tự có để đầu tư các công trình khu bay cũng như công trình thiết yếu của khu khu hàng không dân dụng. Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) sẽ bỏ tiền đầu tư các công trình đảm bảo điều hành bay. Phần GPMB, như đã thống nhất từ trước sẽ do UBND tỉnh Điện Biên triển khai thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách địa phương.

Theo ACV, nếu triển khai theo phương án này sẽ mất 36 tháng để xây dựng sân bay. Phương án này có nhiều thuận lợi; không tạo áp lực vào nguồn vốn ngân sách trong điều kiện hạn hẹp, vốn ngân sách cần ưu tiên cho các mục tiêu có tính chất cấp bách hơn.

Ở phương án 2, ACV đề xuất đầu tư các công trình khu bay bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương hoặc địa phương và giao cho ACV khai thác. Các công trình khu hàng không dân dụng sẽ do ACV đầu tư bằng nguồn vốn doanh nghiệp. VATM vẫn sẽ đầu tư các công trình đảm bảo điều hành bay. UBND tỉnh Điện Biên thực hiện GPMB bằng nguồn vốn ngân sách địa phương.

ACV cho rằng, cần 40 tháng để hoàn thành dự án nếu triển khai theo phương án này. Phương án này đảm bảo tính đồng bộ trong quản lý, khai thác cũng như không vướng mắc trong xử lý tài sản khu bay hiện hữu. Tuy nhiên, áp lực với nguồn vốn ngân sách nhà nước Trung ương và địa phương là rất lớn.

Hiện nay, ACV đã phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn thành sơ bộ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án “Đầu tư xây dựng mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên”.

Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam đề nghị Bộ GTVT, Cục Hàng không VN xem xét cho ý kiến đối với hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Cảng hàng không Điện Biên để hoàn thiện, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Đào Bích

Tin mới