Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

500 triệu hay 1 tỷ là chuyện của Tân Hiệp Phát và khách hàng?

Theo Luật sư Giang Hồng Thanh, nếu Công ty Tân Hiệp Phát và khách hàng thỏa thuận việc bồi thường thì 500 triệu hay 1 tỷ đồng là quan hệ dân sự giữa hai bên.

(VTC News) - Theo Luật sư Giang Hồng Thanh, nếu Công ty Tân Hiệp Phát và khách hàng thỏa thuận việc bồi thường thì 500 triệu hay 1 tỷ đồng là quan hệ dân sự giữa hai bên.

Liên quan đến vụ chai nước ngọt có ruồi "giá" 500 triệu đồng đang gây xôn xa dư luận , p

hóng viên VTC News đã có cuộc trao đổi với Luật sư Giang Hồng Thanh - Văn phòng Luật sư Giang Thanh (Hà Nội).


- Theo quy định của pháp luật những hành vi như thế nào thì cấu thành tội Cưỡng đoạt tài sản, thưa luật sư?


Luật sư Giang Hồng Thanh - Văn phòng Luật sư Giang Thanh.  

Về mặt lý luận, cưỡng đoạt tài sản là hành vi uy hiếp tinh thần của người có tài sản bằng các thủ đoạn đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác khiến cho người có tài sản vì lo sợ mà phải giao tài sản cho người thực hiện hành vi uy hiếp. Nhiều người vẫn quen gọi đây là hành vi "trấn lột" hay "tống tiền"

Chẳng hạn như một người đến cổng trường học và đe dọa học sinh nếu không đưa tiền sẽ rút dao đâm, hoặc một người nói với người khác phải chi tiền cho họ để họ che dấu cho những sai phạm của người đó... thì đây là hành vi Cưỡng đoạt tài sản.

Như vậy có thể thấy, người nào chỉ cần có hành vi buộc người khác phải miễn cưỡng trao tài sản cho mình thông qua việc đe dọa bằng lời nói, không nhất thiết phải dùng vũ lực, người đó phạm tội "Cưỡng đoạt tài sản"


- Vậy theo Luật sư, trong vụ việc 'chai nước ngọt có ruồi'  việc cơ quan công an bắt và khởi tố anh Võ Văn Minh về hành vi Cưỡng đoạt tài sản là có cơ sở hay không? 


Về vụ việc "chai nước giải khát có ruồi" mà dư luận đặc biệt quan tâm trong những ngày vừa qua, để có thể đưa ra nhận định về việc anh Võ Văn Minh có hành vi "Cưỡng đoạt tài sản" hay không cần phải xem xét dựa trên các tình huống sau:

Thứ nhất, giả sử con ruồi nằm trong chai nước giải khát mang nhãn hiệu Number One của Công ty  Tân Hiệp Phát là do anh Võ Văn Minh đưa vào.

Trong tình huống này, hành vi của anh Võ Văn Minh đã cấu thành tội "Cưỡng đoạt tài sản" bởi lẽ anh Minh đã ngụy tạo việc chai nước có ruồi là do lỗi của nhà sản xuất, sau đó buộc nhà sản xuất phải trả tiền cho mình để mình không công bố sự việc này ra công luận. 

Đây là hành vi uy hiếp về mặt tinh thần của người khác khiến cho người đó vì lo sợ ảnh hưởng đến uy tín mà phải giao tài sản.

Thứ hai, nếu con ruồi nằm trong chai nước là có sẵn trong chai, không phải do anh Võ Văn Minh đưa vào. Tình huống này lại phân chia thành hai trường hợp khác nhau.

Nếu anh Minh nhân sự việc này mà yêu cầu Công ty Tân Hiệp Phát phải trả tiền cho mình để mình không công bố sự việc ra công luận, hành vi của anh Minh vẫn cấu thành tội "Cưỡng đoạt tài sản", bởi vì Công ty Tân Hiệp Phát không có nghĩa vụ phải trả tiền cho anh Minh kể cả khi đó là lỗi của họ, nếu như lỗi đó không gây thiệt hại cho anh Minh.

 Anh Võ Văn Minh, người được cho là đã phát hiện có con ruồi trong chai nước ngọt Number One của Công ty Tân Hiệp Phát. Ảnh Internet

Nếu sự việc này làm ảnh hưởng đến uy tín của cửa hàng do anh Minh làm chủ, anh Minh yêu cầu Công ty Tân Hiệp Phát phải bồi thường cho mình do uy tín bị xâm hại, thì việc làm của anh Minh không cấu thành bất cứ tội danh  nào. 

Công ty Tân Hiệp Phát có thể bồi thường hoặc không bồi thường theo yêu cầu của anh Minh. Còn việc hai bên thương lượng mức bồi thường 500 triệu đồng, 1 tỷ đồng hay một số tiền nào đó là quan hệ dân sự giữa hai bên. Nếu không đồng ý mức bồi thường các bên có thể khởi kiện ra tòa.

Qua những phân tích như trên, với các thông tin trên báo, chưa thể quy kết anh Võ Văn Minh phạm tội "Cưỡng đoạt tài sản". 

Các cơ quan tố tụng sẽ phải làm rõ những vấn đề như con ruồi có trong chai xuất phát từ đâu, đã bao giờ sản phẩm của Công ty Tân Hiệp Phát xuất hiện côn trùng hay dị vật chưa, hình thức yêu cầu của anh Minh đối với Công ty Tân Hiệp Phát là đòi bồi thường uy tín hay buộc Công ty này phải trả tiền để nhận được sự im lặng từ phía anh Minh... qua đó mới có thể đưa ra kết luận chính xác.


- Ông đánh giá thế nào về việc, Tân Hiệp Phát thỏa thuận, đồng ý trả 500 triệu đồng cho anh Võ Văn Minh rồi lại báo công an ập vào bắt giữ khách hàng?


Trên quan điểm cá nhân, tôi cho rằng cách xử lý của Công ty Tân Hiệp Phát là chưa khéo léo. Bởi lẽ sau khi sự việc xảy ra, công ty đã gặp phải những phản ứng tiêu cực của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của Công ty, ngay cả khi có thể công ty cũng chỉ là phía bị hại. 


Việc Tân Hiệp Phát lấy lại được hình ảnh hay không phụ thuộc rất lớn vào các đường lối giải quyết tiếp theo của công ty này.


- Theo ông, người tiêu dùng khi gặp phải một chai nước ngọt có ruồi thì cách xử lý tốt nhất, hợp tình, hợp lý nhất là gì?


 
Các cơ quan tố tụng sẽ phải làm rõ những vấn đề như con ruồi có trong chai xuất phát từ đâu, đã bao giờ sản phẩm của Tân Hiệp Phát xuất hiện côn trùng hay dị vật chưa, hình thức yêu cầu của anh Minh đối với Tân Hiệp Phát là gì... qua đó mới có thể đưa ra kết luận chính xác
 

Với người tiêu dùng, nếu gặp phải những tình huống tương tự, cần phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình được quy định tại Luật bảo vệ người tiêu dùng. 

Chẳng hạn như có quyền "Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hoá, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết" 

Hoặc "Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình" và có nghĩa vụ "Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng."

          

Một câu chuyện ngoài lề để người tiêu dùng cũng như nhà sản xuất tham khảo về cách xử sự: Trước đây bản thân tôi có lần mua phải hộp sữa chua bị mốc do một công ty nổi tiếng sản xuất. Tôi đã chụp ảnh và gửi email cho công ty này để thông báo cho họ biết về chất lượng sản phẩm. 

Ngay hôm sau, đại diện công ty đã liên hệ với tôi rồi sau đó đến tận nơi xin thu hồi lại hộp sữa chua với mục đích tìm hiểu nguyên nhân khiến sữa bị mốc, đồng thời họ tặng lại tôi nhiều hộp sữa chua khác cho dù tôi không đề nghị. Hai bên rất vui vẻ và cho đến bây giờ tôi vẫn thường xuyên sử dụng các sản phẩm của công ty đó.


- Xin cảm ơn ông!


Ngày 5/2, Công an tỉnh Tiền Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Võ Văn Minh (trú tại xã An Cư, huyện Cái Bè, Tiền Giang) để điều tra làm rõ về hành vi Cưỡng đoạt tài sản.

Trước đó, ngày 3/12/2014, anh Võ Văn Minh khi đang bán đồ uống cho khách được cho là đã phát hiện con ruồi có trong chai nước ngọt Number One do Công ty Tân Hiệp Phát sản xuất. Anh Minh giữ lại chai nước rồi gọi điện cho doanh nghiệp yêu cầu cử đại diện xuống thương lượng.


Lúc đầu, anh Minh ra giá 1 tỷ đồng để đổi lấy sự im lặng, nếu không sẽ cung cấp thông tin cho báo chí, đồng thời in tờ rơi phát tán việc này. 


Sau 3 lần thương lượng, phía Tân Hiệp Phát đồng ý trả cho anh Minh 500 triệu đồng để đổi lấy sự im lặng. 


Ngày 27/1, khi Minh đang nhận tiền tại một quán cà phê ở huyện Cái Bè thì bị công an ập vào bắt quả tang.

Minh Quyết

Nguồn:

Tin mới