Trong top 5 trường thu trên 1.000 tỷ đồng/năm thì 2 trường công lập, gồm: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế TP.HCM và 3 trường tư thục, gồm: Đại học FPT, Đại học Công nghệ TP.HCM, Đại học Văn Lang.
Còn trong top 10 trường tổng thu cao nhất thì 6 trường đại học công lập và 4 trường đại học tư thục.
STT | Trường | Hình thức |
1 | Đại học FPT | Tư thục |
2 | Đại học Bách khoa Hà Nội | Công lập |
3 | Đại học Kinh tế TP.HCM | Công lập |
4 | Đại học Công nghệ TP.HCM | Tư thục |
5 | Đại học Văn Lang | Tự thục |
6 | Đại học Kinh tế Quốc dân | Công lập |
7 | Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM | Công lập |
8 | Đại học Nguyễn Tất Thành | Tư thục |
9 | Đại học Công nghiệp TP.HCM | Công lập |
10 | Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM) | Công lập |
Từ năm 2014 - lần đầu tiên 23 trường đại học trên cả nước thí điểm triển khai tự chủ theo Nghị quyết 77 của Chính phủ - đến nay, cả nước có 141/232 trường.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng, cơ chế thí điểm tự chủ tạo điều kiện cho các trường chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch tài chính và dự toán ngân sách ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Các trường chủ động trong quản lý, sử dụng các nguồn tài chính để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của trường, bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn kinh phí.
Các trường được thu học phí và các khoản thu khác theo mức thu mô tả trong đề án đã được Thủ tướng phê duyệt. Trong đó, các trường công khai lộ trình trình tăng học phí, học phí của cả khóa học, từng năm học với người học kèm theo các điều kiện bảo đảm chất lượng và cam kết chuẩn đầu ra trước khi thông báo tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của trường.
Nhờ đó nhìn chung các trường đảm bảo được toàn bộ chi hoạt động thường xuyên, và đều có chênh lệch thu lớn hơn chi. Thu nhập của giảng viên, người lao động tăng lên rõ rệt so với thu nhập bình quân giai đoạn trước (lương, thu nhập tăng thêm và phúc lợi trung bình tăng 20,33% so với trước tự chủ, một số trường thu nhập tăng thêm đáng kể so với lương cơ bản).