20/11 là ngày hội tôn sư trọng đạo, tôn vinh những người thầy, những người hàng ngày truyền đạt bao kiến thức quý báu, dạy cách làm người ch các thế hệ học sinh. Đây cũng là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn những “người lái đò thầm lặng" trên bục giảng.
Tháng 7/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris, lấy tên là Liên hiệp quốc tế Các công đoàn giáo dục (FISE). Năm 1949, tại hội nghị ở thủ đô Ba Lan, tổ chức này xây dựng bản Hiến chương Các nhà giáo.
Tháng 7/1953, Công đoàn Giáo dục Việt Nam gia nhập tổ chức giáo giới quốc tế này.
Tháng 8/1954, tổ chức công đoàn của các nhà giáo tiến bộ và cách mạng trên thế giới nhất trí thông qua bản Hiến chương Các nhà giáo gồm 15 chương, trong đó có các nội dung chủ yếu:
Từ ngày 26 đến 30/08/1957, tại Ba Lan, Hội nghị quốc tế Các nhà giáo lần thứ 2 quyết định lấy ngày 20/11 là Ngày Hiến chương các nhà giáo.
Từ ngày 26/8 đến ngày 30/8/1975, tại Warszawa - thủ đô Ba Lan - diễn ra hội nghị FISE với 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Hội nghị quyết định lấy ngày 20/11/1958 là Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Ngày lễ này được tổ chức ở miền Bắc nước ta lần đầu tiên vào năm 1958 và nhiều năm sau cũng được tổ chức ở các vùng giải phóng miền Nam.
Ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 167-HĐBT lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam. Ngày 20/11 đã trở thành ngày truyền thống của ngành Giáo dục Việt Nam và gắn liền với truyền thống tôn sư trọng đạo của đất nước ta.
Đã thành thông lệ, cứ đến 20/11, các trường học trong cả nước lại nô nức với các hoạt động văn nghệ, mít tinh kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, dựng trại, cắm hoa và nhiều hoạt động ý nghĩa khác. Cũng vào dịp này, tất cả các thế hệ học trò dành thời gian để chia sẻ và tri ân thầy cô.
Đây là ngày lễ hội của ngành Giáo dục, của các nhà giáo, ngày “tôn sư trọng đạo” nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, ngày này cũng là dịp ngành Giáo dục đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng dạy học.