Phát biểu tại Hội Nghiên Cứu Nâng Cao Tiến Bộ Khoa Học Mỹ (AAAS), giáo sư George Church, thuộc nhóm các nhà khoa học đang nỗ lực hồi sinh voi ma mút tuyên bố rằng chỉ cần 2 năm nữa loài voi ma mút khổng lồ tuyệt chủng hơn 4.000 năm trước sẽ hồi sinh.
Các chuyên gia của ĐH Harvard đang nỗ lực tạo ra loài voi gần giống với voi ma mút nhất, bằng cách sử dụng ADN của xác một con ma mút được bảo quản trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia ghép vào ADN của voi hiện đại nhờ công cụ chỉnh sửa gen gọi là CRISPR.
Sinh vật này sẽ giống với voi hiện đại nhưng có các đặc điểm đặc trưng của voi ma mút như tai nhỏ, tích nhiều mỡ dưới da, lông dày và có khả năng chịu lạnh tốt.
Thậm chí họ còn lên kế hoạch sẽ cấy phôi lai tạo vào tử cung nhân tạo chứ không phải một động vật nào đó để tránh làm tổn hại đến sinh vật khác.
Tuy nhiên, giáo sư Matthew Cobb, thuộc đại học Manchester còn nhiều câu hỏi về dự án này.
"Việc hồi sinh voi ma mút dẫn đến nhiều vấn đề về đạo đức nghiêm trọng. Voi ma mút không chỉ đơn giản là một tập hợp ghen, nó cũng là một loài động vật xã hội giống như các loài khác trong giới động vật.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu một con voi lai tạo giữa voi ma mút và voi hiện đại ra đời? Loài voi sẽ chào đón chúng như thế nào?", Matthew Cobb, giáo sư động vật học tại Đại học Manchester cho biết.