Ông Lê Anh Minh, Giám đốc Phân tích cơ bản VPBS
Chúng tôi khá bất ngờ khi VN-Index trong phiên giao dịch 5/2 đã giảm đến gần 60 điểm, nhưng điều này vẫn nằm trong xu hướng nhận định chung của VPBS là thị trường đang nằm trong vùng nguy hiểm. Dù sao, mức giảm trong phiên giao dịch 5/2 rõ ràng là quá mạnh so với kỳ vọng của chúng tôi.
Điều này cũng dễ hiểu. Thứ nhất, nhà đầu tư đang dần chốt lời lấy tiền tiêu Tết. Thứ hai, TTCK thế giới cũng giảm trong xu hướng chung với lo ngại Mỹ tính nâng lãi suất nhiều hơn 3 lần trong năm 2018. Điều này dẫn đến thị trường tăng nhiều nhất đương nhiên sẽ giảm nhiều nhất.
Cần phải thấy rằng thị trường đã tăng điểm rất mạnh trong 2 tháng vừa qua, do đó thời gian tới có thể ghi nhận nhịp điều chỉnh của VN-Index có thể kéo dài đến 1 tháng. Theo tôi nghĩ, cơ hội kiếm tiền trên thị trường từ giờ đến hết Tết và sau Tết không dễ.
Chiến lược nhà đầu tư như chúng tôi khuyến nghị: Không nên trading nhiều trong ngắn hạn. Với tầm nhìn trung hạn, có thể tìm kiếm và giải ngân mua nhiều cổ phiếu tốt bị call margin, tuy nhiên không cần quá vội vàng. Ví dụ như: HPG, VCB, VPB,… Nhà đầ tư (NĐT) có thể cân nhắc gia tăng tỷ trọng từ 20-30% tài khoản.
VN-Index giảm chóng mặt, chuyên gia khuyên giữ tiền mặt
Ngoài ra, NĐT có thể cân nhắc mua cổ phiếu với tỷ trọng vừa phải và chọn các cổ phiếu chống đỡ tốt nhất trong thời gian gần đây.
Ở thị trường phái sinh, NĐT có thể cân nhắc sử dụng sản phẩm phái sinh với chiến lược đánh ‘short’.
Ông Đỗ Bảo Ngọc, chuyên gia nghiên cứu cao cấp Công ty CP Chứng khoán MB (mã MBS)
Phiên 5/2 giảm điểm mạnh kỷ lục từ năm 2014 do nhiều yếu tố tác động trong ngắn hạn.
Thị trường đã có thời gian tăng khá mạnh trong 2 tháng trở lại đây, nhiều mã bluechip đã tăng trong khoảng 50% - 60%. Với mức tăng cao như thế, nhu cầu chốt lời cũng cao và rơi vào thời điểm cuối năm trước kỳ nghỉ lễ.
Tâm lý nhà đầu tư bị tác động mạnh do TTCK toàn cầu. Theo đó, TTCK Mỹ trong phiên thứ sáu tuần trước đã giảm hơn 600 điểm. Cùng với đó, dòng vốn ngoại thời gian gần đây chững lại và có dấu hiệu bán ròng nhẹ.
Đây là các yếu tố khiến NĐT có nhu cầu bán và chốt lời mạnh hơn.
Trong quá trình thị trường tăng điểm, có tích tụ lượng margin lớn. Do đó, khi thị trường giảm mạnh, điều này kéo theo hiện tượng cắt margin và càng làm áp lực giảm lớn hơn.
Tổng hòa các yếu tố này khiến thị trường giảm điểm rất mạnh.
Nên nhớ rằng, thị trường đã có dấu hiệu điều chỉnh từ các phiên trước đó và phiên giao dịch hôm nay 5/2 chỉ là xác lập lại hiện tượng điều chỉnh này. Trong thời gian tới, thị trường có thể sẽ giảm điểm thêm và gặp các ngưỡng hỗ trợ thấp hơn. Tôi nhận thấy, ngưỡng hỗ trợ mạnh của thị trường nằm quanh vùng 1.020 điểm.
Khi chạm đến ngưỡng này, thị trường có thể cân bằng trở lại và thậm chí có các phiên hồi phục điểm khá mạnh. Tuy nhiên, tôi chỉ kỳ vọng thị trường lấy lại cân bằng tốt tại thời điểm cận Tết âm lịch, còn việc thị trường tăng điểm mạnh sẽ nằm ở thời điểm sau Tết.
Trong tuần giao dịch trước, chúng tôi đã khuyến nghị NĐT chốt lời để bảo toàn thành quả. Với NĐT ngắn hạn đã chốt lời, chiến lược tốt nhất là quan sát và chờ đợi vùng hỗ trợ mạnh để mua trở lại với các cổ phiếu cơ bản tốt và kết quả kinh doanh tích cực.
Với NĐT trung và dài hạn, đây có thể coi là cơ hội tốt để giải ngân mua cổ phiếu tốt với giá rẻ. Do đó, có thể chờ đợi thị trường giảm về vùng hỗ trợ mạnh để mua.
Trong xu hướng dài hạn, VN-Index vẫn nằm trong xu thế tăng điểm.
Ông Hoàng Thạch Lân, chuyên gia Chứng khoán
Thị trường phiên 5/2 giảm mạnh do yếu tố nước ngoài, cụ thể từ diễn biến trên TTCK Mỹ hôm thứ Sáu tuần trước (sau đó lan rộng khắp thế giới). Nỗi lo FED tăng lãi suất mạnh hơn và sớm hơn khiến dòng vốn FII toàn cầu sẽ "siết" lại lên rất nhiều thị trường, bao gồm cả Việt Nam (vì chỉ cần vài ETF rút vốn là VN-Index cũng sẽ chao đảo).
Về mặt kỹ thuật, lần "điều chỉnh" này có vẻ hơi quá tay, tức là nhiều người đều nghĩ đến kịch bản điều chỉnh cho thị trường bớt nóng, nhưng không ngờ diễn biến hôm nay quá tệ, cổ phiếu rớt sàn quá nhiều, bao gồm cả largecap trên HOSE. không loại trừ cả kịch bản tổng kho xả hàng, NĐT full margin đành cắt lỗ.
Nhiều người hay nói đến yếu tố tâm lý nghỉ ngơi trước Tết, nhưng thống kê mấy năm qua không cho thấy sự nhận định đó là đúng. Đơn giản nếu nhìn lại năm ngoái 2017 thì VN-Index tăng 1 lèo 5 tuần trước Tết.
Video: Khoảnh khắc sập sàn chứng khoán làm 77 người bị thương
Do đó tôi nghĩ Tết cũng chỉ là cái cớ. Đối với những ai nghiện margin, thì Tết là lúc cần rút ra bớt, bởi những ngày nghỉ đó có thể mang lại những rủi ro ngoài dự kiến, tất nhiên là đến từ thị trường nước ngoài.
Tôi vẫn lạc quan cho rằng đây là điều chỉnh. Ở đây không nói đến góc độ VN-Index sẽ rớt bao nhiêu điểm (dù điều chỉnh những vẫn sẽ có NĐT banh tài khoản), mà chỉ nói rằng điều chỉnh là 1 đợt giảm ngắn hạn trong xu thế lên.
Nhưng đợt điều chỉnh lần này sẽ bị tác động 1 phần từ yếu tố bên ngoài, cụ thể thị trường Mỹ, cho đến khi các chuyên gia kinh tế đưa ra được nhận định chi tiết hơn về khả năng FED tăng lãi suất và dòng vốn FII.
VN-Index có lẽ sẽ mất 1 vài phiên nữa để thị trường hồi.
Trong xu thế như vậy, NĐT cần có tiền mặt là tốt nhất, không phải để thoát ra, mà là ngồi chờ thị trường hồi. Kiễn nhẫn chờ, chứ không bắt đáy ngay ngày mai. Ngoài ra, NĐT cần theo dõi không chỉ sàn chứng khoán Việt Nam mà cả sàn chứng khoán nước ngoài.