Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Uống trà tâm sen mỗi ngày có tốt không?

(VTC News) -

Uống trà tâm sen mỗi ngày có tốt không là câu hỏi được nhiều người quan tâm, dưới đây là những công dụng và lưu ý khi uống trà tâm sen mà mọi người cần biết.

Tâm sen thường được dùng để hãm trà uống, nhưng do hàm lượng alkaloid cao nên tâm sen tác động dược lực mạnh và ảnh hưởng đến tim, không tốt với người mắc các bệnh về tim mạch. Vậy nên với những người mắc các bệnh về tim mạch thì không nên uống trà tâm sen mỗi ngày nếu không thật sự cần thiết.

Dù vậy, trà tâm sen sở hữu nhiều công dụng vô cùng tuyệt vời đối với sức khỏe, nhưng uống trà tâm sen mỗi ngày có tốt không?

Công dụng của trà tâm sen

Thanh nhiệt, giải độc

Trong Y học cổ truyền, trà tâm sen là vị thuốc tính hàn, giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, nên thường được dùng để hạ nhiệt, làm dịu và giảm bớt tình trạng phát ban vào mùa nóng. Bên cạnh đó, trà tâm sen còn thanh lọc cơ thể qua hai con đường tiết niệu là thận và gan.

Uống trà tâm sen mỗi ngày có tốt không?

Hỗ trợ tiêu hóa

Những người đang gặp vấn đề về tiêu hóa có thể lựa chọn uống trà tâm sen. Loại trà này chứa nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ cải thiện quá trình tiêu hóa của cơ thể. 

Hỗ trợ ổn định nhịp tim và bệnh cao huyết áp

Uống trà tâm sen có thể giúp cải thiện tình trạng tim đập nhanh và bồn chồn rất tốt. Trong thành phần của tâm sen chứa một loại chất mang tên ancaloit isoquinoline - đây là chất có tác dụng làm dịu và giãn nở các mạch máu, từ đó sẽ giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường

Uống trà tâm sen sẽ giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu và hỗ trợ hiệu quả cho các bệnh nhân đái tháo đường. Hoạt chất alkaloid trong trà tâm sen còn giúp mang đến công dụng làm giảm thiểu sự gia tăng nồng độ glucose sau bữa ăn.

Chống xuất huyết

Trà tâm sen có những hoạt chất thuộc hai nhóm chất có khả năng củng cố sự bền vững của mao mạch, đó là quercetin và các flavonoid. Nhờ những nhóm chất này, uống trà tâm sen giúp bạn kiểm soát tình trạng chảy máu do mao mạch và chống lại triệu chứng xuất huyết.

Chữa mất ngủ

Không giống như những loại trà với hàm lượng cafein cao khác, trà tâm sen có khả năng điều trị chứng mất ngủ nhờ những thành phần hóa học có tính chất an thần đặc biệt. Đó là asparagine, nelumbo, nuciferin, và liensinin.

Trà tâm sen thích hợp để chữa mất ngủ ở những người lớn tuổi, giúp cải thiện giấc ngủ của họ một cách đáng kể.

Lưu ý rằng bạn nên uống trà tâm sen sau bữa ăn tối khoảng 1 tiếng đồng hồ để hấp thu tốt nhất công dụng này của trà sen.

Chống trầm cảm

Nhờ có thành phần isoliensinine và liensinine mà trà tâm sen còn có tác dụng giúp an thần, thư giãn và giảm bớt căng thẳng rất hiệu quả. Bên cạnh đó, loại trà này còn có tác dụng làm dịu và hỗ trợ chống trầm cảm rất tốt.

Cải thiện làn da

Trong trà tâm sen chứa nhiều thành phần chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự tấn công đến từ các gốc tự do cũng như hỗ trợ cải thiện sức khỏe cho làn da.

Bên cạnh đó, trà tâm sen cũng góp phần trong việc làm giảm tình trạng mụn trứng cá, cải thiện da xỉn màu và bóng dầu.

Hỗ trợ giảm cân

Trong trà tâm sen có chứa carotene. Đây là một chất hóa học có khả năng kích thích quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể đốt cháy năng lượng hiệu quả hơn. Ngoài ra, trà tâm sen còn có thể ngăn chặn hấp thu các chất béo và tinh bột trong thức ăn.

Trà tâm sen sẽ là một thức uống tuyệt vời cho bạn nếu bạn đang có ý định giảm cân.

Uống trà tâm sen mỗi ngày có tốt không?

- Để giảm bớt độc tính và tính hàn của tâm sen, bạn chỉ nên sử dụng phần tâm sen đã được chế biến và sao vàng. Trong trường hợp hãm trà với tâm sen tươi thì nên sao vàng trước. Đồng thời, tránh việc dùng phần tâm sen đã bị ẩm mốc để pha trà uống. 

- Liều lượng và thời gian sử dụng nên đảm bảo ở mức vừa phải. Không lạm dụng quá mức trà tâm sen hay uống trà loại trà này trong thời gian dài, bởi nó có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, cảm thấy mệt mỏi, lo âu, xuất hiện sự bất thường ở nhịp tim.

- Không uống trà tâm sen quá nhiều vào buổi sáng. Đồng thời, cũng nên tránh uống vào lúc bụng đang đói, thay vào đó nên dùng sau bữa ăn khoảng 15 phút.

Vũ Huyền (tổng hợp)

Tin mới