Cách mà chúng ta mua và chế biến đồ ăn tác động rất lớn đến sức khỏe cũng như thể trạng của tất cả các thành viên trong gia đình.
Để chọn cá ngon, cách tốt nhất là mua cá đang bơi lội tung tăng đảm bảo an toàn chất lượng. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng có thể mua cá tươi như vậy.
Theo Giáo sư Trần Thuấn Thắng - Chuyên gia khoa học thực phẩm, chế biến và lưu trữ thủy sản, Đại học Hải dương Thượng Hải (Trung Quốc) chia sẻ về 7 bí quyết khi đi mua cá mà bất kỳ ai cũng nên nhớ để chọn cá an toàn hơn.
Những loại cá này, khi đã không đảm bảo an toàn, bạn tuyệt đối không nên mua về ăn.
1. Cá ươn
Nếu cá tươi, toàn bộ mắt và giác mạc sáng long lanh, linh hoạt. Ngược lại, cá ươn là khi mắt cá không mở nhô ra, nhăn nheo, giác mạc đục, mắt xuất huyết đỏ.
Cá tươi thường có chất nhầy trong suốt, vảy sáng bóng, dính chắc vào da, nếu gỡ bóc vảy cũng khó rơi ra.
Thịt cá thường có màu trắng trong hoặc vàng. Khi cá ươn, thịt cá sẽ trắng đục hơn và mềm nhũn, cơ thịt lỏng lẻo.
2. Cá có mùi tanh bất thường
Cá luôn có mùi tanh tự nhiên, nhưng khi mùi tanh đó biến thành mùi lạ, hôi thối thì không nên mua.
Cá nước mặn thường có mùi muối mặn đặc trưng, còn cá nước ngọt có mùi của bùn đất nên có thể dễ dàng phân biệt cá biển hay cá nuôi.
Cá tươi ngon nhìn mang màu đỏ tươi, nguyên vẹn, khép chặt vào xương má. Cá ươn thì mang sẽ bị hư hỏng hoặc bám dính, màu đỏ thẫm hơn hoặc màu ngả xám, tím tái.
3. Trọng lượng cá lớn bé bất thường so với chuẩn
Bạn không nên mua những con cá có hình dáng dị dạng, quá to hoặc quá bé bất thường, đầu quá to hoặc thân ngắn dài quá khổ.
Nếu cá quá nhỏ (hay còn gọi là cá non tuổi) có thể là chưa phát triển hết, thịt chưa đạt đến tuổi giàu dinh dưỡng nhất, hàm lượng các chất trong cá còn thiếu hụt so với cá trưởng thành.
Ngược lại, nếu cá quá to (già tuổi), sống quá lâu cũng không tốt, vì khi đó các chất trong thịt cá có nhiều biến đổi, đồng thời sống lâu trong môi trường nước có thể bị nhiễm khuẩn gây độc hại tới sức khỏe.
Tất cả các loại cá đều có trọng lượng trưởng thành trung bình. Người nội nên tìm hiểu kiến thức này để lựa chọn cá phù hợp.
4. Vây cá nhợt nhạt, khô cong
Khi vây trông nhợt nhạt, khô, không dính nhớt, không sáng bóng là cá đã ươn hỏng.
Vây cá tươi phải dính chắc vào mình cá, nếu dùng tay lôi nhẹ sẽ không rơi ra hoặc có thể đàn hồi trở lại ngay. Nhìn vào mức độ bám chắc của vây cá sẽ đoán được chất lượng cá còn tươi nhiều hay ít.
5. Cá sống trong môi trường ô nhiễm
Khi chọn mua cá tươi, có thể nhìn màu sắc của nước để nhận biết cá sạch hay bẩn. Nếu hệ thống nuôi cá có màu xanh rêu đục hoặc màu bùn đen quá đậm đặc, thịt cá sống trong môi trường này sẽ không được an toàn.
Khi nước nuôi cá không được thau rửa hoặc lưu thông thường xuyên, cá sẽ bị nhiễm khuẩn, nước ô nhiễm ngấm vào thịt cá, làm giảm chất lượng nghiêm trọng.
Cá ngon luôn được nuôi dưỡng trong môi trường nước sạch sẽ, được thay nước thường xuyên hoặc nguồn nước lưu thông tốt, lượng ôxy đảm bảo.
6. Thịt cá không còn săn chắc, đàn hồi tốt
Khi mua cá, bạn nên dùng ngón tay ấn vào thân cá, nếu thịt đàn hồi tốt và săn chắc là cá còn tươi.
Thịt cá không đàn hồi là khi lấy ngón tay ấn mạnh xuống, thân cá lõm theo hình ngón tay, thịt cá nhũn.
Ngoài ra, cá tươi có hậu môn chặt khít, màu trắng, bụng cá bình thường, không bị sưng phồng.
Cá ươn bụng trướng to rõ ràng hơn bình thường, lỗ hậu môn hơi lồi, hở rộng, nhợt nhạt.
7. Cá giá rẻ
Chúng ta thường nói, tiền nào của nấy. Đi mua cá không nên chọn loại quá rẻ tiền.
Video: Doanh nghiệp Trung Quốc gây sốc khi xẻ thịt cá voi 8 tấn làm thức ăn cho chó
Có thể tùy vào nguồn tài chính để bạn chọn những loại cá thích hợp với gia đình. Nhưng nếu cùng chủng loại, mua những nơi có giá quá rẻ sẽ không đảm bảo chất lượng.
Hãy nên có thói quen nghi ngờ trước các loại thực phẩm giá quá rẻ. Khi lựa chọn thức ăn có nguồn gốc thiếu an toàn sẽ trực tiếp đe dọa đến sức khỏe của người sử dụng.
Việc mua thực phẩm tốt không chỉ đơn giản là chọn mua hàng đắt tiền, giá càng cao càng ngon. Mà yếu tố quan trọng là bạn cần chuẩn bị kiến thức tốt để chọn đúng chất lượng.