Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Trực tiếp: Hội thảo 'Phát triển bền vững thị trường thực phẩm chức năng'

(VTC News) -

Báo điện tử VTC News phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Phát triển bền vững thị trường thực phẩm chức năng", chương trình có nhiều nội dung mới, ý kiến đa chiều.

  • TS. Trần Việt Nga – Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế

    TS. Trần Việt Nga – Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế (Ảnh: Ngô Trần)

    Những văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực Thực phẩm chức năng:

    1. Luật An toàn thực phẩm

    2. Luật Quảng cáo

    3. Nghị định số 15/ 2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018

    4. Nghị định số 181/ 2013/NĐ-CP 14/11/2013

    5. Nghị định số 70/2021/NĐ-CP ngày 20/7/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định (Quảng cáo xuyên biên giới phải tuân thủ pháp luật của Việt Nam về quảng cáo; Thông báo với Bộ TT&TT tên tổ chức, địa chỉ trụ sở, địa điểm đặt máy chủ chính và tại VN (nếu có), đầu mối liên hệ tại VN).

    (Ảnh: Ngô Trần)

    Về xử lý vi phạm hành chính có VBQPPL:

    6. Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.

    7. Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo;

    Các hành vi cấm trong quảng cáo TPCN: Theo Luật Quảng cáo:

      + Điều 7. Quy định các sản phẩm bị cấm quảng cáo: Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi.

        + Điều 8. Các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo (16 hành vi): có từ “nhất”, “duy  nhất”,”tốt nhất”…

    -Nghị định 15/2018/NĐ-CP:

        + Khoản 2 Điều 27: Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.

    (Ảnh: Ngô Trần)

    Về cách xác nhận nội dung quảng cáo: 

    Luật An toàn thực phẩm tại Điều 43. Quy định về xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm:

    Người phát hành quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, tổ chức, cá nhân có thực phẩm quảng cáo chỉ được tiến hành quảng cáo khi:

         + Đã được thẩm định nội dung và

        + Chỉ được quảng cáo đúng nội dung đã được xác nhận.

    Nghị định 15/2018/NĐ-CP:

        - Điều 26. Các sản phẩm phải đăng ký nội dung quảng cáo trước khi quảng cáo:

      + Thực phẩm BVSK

      + Thực phẩm dinh dưỡng y học

      + Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt

      + Sản phẩm Dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi không thuộc trường hợp cấm quảng cáo.

    - Điều 27. Đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm:

      + Hồ sơ đăng ký, thủ tục cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo.

      + 10 ngày làm việc: cấp giấy xác nhận.

    Cách tra cứu Giấy xác nhận nội dung quảng cáo tại địa chỉ https://nghidinh15.vfa.gov.vn

    Những vi phạm trong Quảng cáo Thực phẩm chức năng:

    1. Những vi phạm thường gặp:

    - Quảng cáo như thuốc chữa bệnh.

    - Quảng cáo sử dụng danh nghĩa, hình ảnh bác sỹ, người nổi tiếng, cơ quan báo chí, Truyền hình uy tín để QC thực phẩm như thuốc, thần dược.

    - Quảng cáo khi chưa được xác nhận nội dung của cơ quan có thẩm quyền.

    - Quảng cáo không đúng nội dung được xác nhận, không đúng bản chất sản phẩm.

    - Quảng cáo trên mạng xã hội sử dụng ca sĩ, diễn viên, người của công chúng để quảng cáo không đúng công dụng sản phẩm.

    2. Kết quả xử lý vi phạm quảng cáo TPBVSK: 285 trường hợp vi phạm về quảng cáo

    - Về xử phạt hành chính: Ngoài việc xử phạt, Cục đã cảnh báo trên website: vfa.gov.vn với  336 bài cảnh báo.

    - Chuyển Cục PTTH & TTĐT để xử lý: 483 đường link (139 facebook, 6 youtube).

     - Cục PTTH&TTĐT: đã cung cấp thông tin chủ thể 29 website vi phạm quảng cáo, trong đó có chủ thể là cá nhân, Công ty phần mềm, có tên miền ẩn giấu thông tin chủ thể, có tên miền chưa cấp phát sử dụng.

    - Chuyển Cục TMĐT&KTS - Bộ Công thương: 89 website sàn TMĐT.

      + Năm 2021: đã xử lý, yêu cầu rà soát và gỡ bỏ 79 gian hàng: 107 sản phẩm vi phạm.

      + Năm 2022: đã xử lý 1.145 gian hàng vi phạm.

    4. Công tác tham mưu, chỉ đạo, quản lý quảng cáo:

    - Tham mưu Lãnh đạo Bộ Y tế ban hành một loạt các công văn  gửi UBND các tỉnh thành phố, gửi các bộ ngành, gửi Đài THVN; Đài TNVN về tăng cường quản lý nhà nước, kiểm tra, xử lý vi phạm về quảng cáo. Đặc biệt năm 2022 đã ban hành:

    + Công văn số 1504/ATTP-BYT ngày 25/3/2022 gửi các Bộ, ngành và UBND các tỉnh/thành phố về việc tăng cường công tác hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

    + Công văn số 2546/CV-BCĐTƯATTP ngày 17/5/2022 Của Ban Chỉ đạo LNTW ANTTP gửi đ/c Nguyễn Duy Ngọc Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, thứ trưởng Bộ Công an về phối hợp quản lý hoạt động quảng cáo TPBVSK.

    4. Công tác tham mưu, chỉ đạo, quản lý quảng cáo:

    - Cục An toàn thực phẩm đã ban hành các văn bản:

    + Công văn số 24/ATTP-NĐTT ngày 03/1/2020 gửi các Bệnh viện trực thuộc Trung ương.

    + Công văn số 994/2020/ATTP-NĐTT ngày 27/4/2020 gửi Cục Văn hóa cơ sở - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị nhắc nhở các văn nghệ sĩ.

    + Công văn số 26/ATTP-PCTTR ngày 11/1/2021 gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg đẩy mạnh xử lý vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

    + Công văn số 419/ATTP-NĐTT ngày 15/3/2021gửi Google LLC, Facebook Inc về việc phối hợp quản lý nội dung quảng cáo thực phẩm.

    - Cục An toàn thực phẩm đã ban hành các văn bản:

    + Công văn số 35/ATTP-PCTTR ngày 11/1/2021 gửi Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông; Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông; Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) – Bộ Công An phối hợp trong công tác quản lý về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

    + Công văn số 766/ATTP-NĐTT ngày 25/4/2022 gửi SYT các tỉnh thành phố trực thuộc TW về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Nội dung chủ yếu tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh, quảng cáo TPBVSK tại các cơ sở hành nghề y dược, đông y; đề nghị Sở Y tế phối hợp với Hội dồng y, Hội Y dược tỉnh phổ biến để các Lương y và người hành nghề y dược không vi phạm quảng cáo thực phẩm. 

    (Ảnh: Ngô Trần)

    Đánh giá tồn tại, nguyên nhân, giải pháp:

    1. Thuận lợi:

    - Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong công tác quản lý quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe tương đối đầy đủ và chặt chẽ.

    - Ý thức chấp hành của tổ chức, cá nhân về cơ bản đã được nâng cao.

    - Các báo lớn, đài Trung ương nhìn chung đã tuân thủ tốt quy định về quảng cáo thực phẩm.

    -  Sự phối hợp giữa các cơ quan y tế và cơ quan chức năng của Bộ TT&TT, Bộ CT, Bộ VHTT&DL trong quản lý quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

    2. Khó khăn, tồn tại:

    - Vi phạm tại các website, mạng xã hội đặt máy chủ tại nước ngoài khó kiểm soát; không xác định được chủ thể quảng cáo vi phạm, không có cơ sở để xử lý vi phạm.

    - Sự phát triển công nghệ số đã rất dễ dàng tạo các clip, video sử dụng hình ảnh các cơ sở y tế, bác sỹ, hình ảnh Đài truyền hình Việt Nam, Công an, Quốc phòng, các báo lớn hoặc sử dụng hình ảnh người của công chúng, nhà khoa học đã nghỉ hưu để quảng cáo thực phẩm như thuốc chữa bệnh.

    - Các tổ chức, cá nhân có sản phẩm vi phạm quảng cáo, khi cơ quan quản lý phát hiện, mời đến lập biên bản vi phạm hành chính không thừa nhận trang web vi phạm là của mình, do vậy không xử lý được.

    Một số công ty thuê địa điểm, tổ chức đào tạo nhân viên gọi điện thoại, tư vấn, giả danh bác sỹ, dược sỹ tư vấn bệnh, dọa dẫm khách hàng để tư vấn liệu trình điều trị bệnh, thực tế là bán TPBVSK.

    - Trên giao diện một số báo điện tử có hình ảnh sản phẩm, đường link dẫn website quảng cáo sản phẩm vi phạm.

    - Nhân lực của các cơ quan chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực này còn hạn chế về số lượng và năng lực. 

    3. Nguyên nhân:

    - Vì lợi nhuận: một số tổ chức, cá nhân quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật.

    - Phương tiện quảng cáo hiện nay hết sức đa dạng và phong phú, đặc biệt là việc sử dụng điện thoại tư vấn, internet, mạng xã hội, trang web của các tổ chức, cá nhân đã không bị hạn chế về không gian, thời gian.

    - Việc đăng ký mở website rất dễ dàng.

    - Việc quảng cáo xuyên biên giới còn khó khăn khi xử lý vi phạm.

    - Một số sàn giao dịch TMĐT chưa có biện pháp kỹ thuật để quản lý nội dung quảng cáo.

    - Đăng ký, thành lập doanh nghiệp quá đơn giản.

    - Hạn chế về nhân lực, kỹ thuật tại các cơ quan QLNN.

    Đề xuất giải pháp quản lý:

    1. Đối với các cơ quan quản lý:

    - Các Bộ, ngành, cơ quan quản lý theo chức năng nhiệm vụ: thực hiện nghiêm túc trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ trong quản lý quảng cáo.

    - Chỉ đạo các cơ quan phát hành quảng cáo thuộc sự quản lý của Bộ ngành thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về quảng cáo.

    - Kiểm tra, xử lý nghiêm, công khai những hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo.

    Đối với Bộ Y tế: Kiến nghị chỉnh sửa Nghị định 15/2018/NĐ-CP: quy định chặt chẽ hơn điều kiện để đăng ký bản CBSP, ví dụ chỉ để Nhà sản xuất đứng ra đăng ký bản công bố sản phẩm. 

    Đối với Bộ Công Thương: Tăng cường quản lý các sàn giao dịch thương mại điện tử; các công ty bán hàng đa cấp.

    Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông: Xử lý theo thẩm quyền các cơ quan phát hành QC vi phạm. Rà soát quản lý chặt điều kiện cho phép mở các trang website, tên miền. Tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo xuyên biên giới.

    Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch: Tuyên truyền pháp luật về quảng cáo. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân các văn nghệ sĩ tham gia quảng cáo vi phạm.

    Bộ Công an: Cục An ninh mạng kiểm tra xử lý nghiêm các chủ tên miền quảng cáo trên các trang mạng xã hội vi phạm.

    Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Quy định chặt chẽ hơn về việc cấp, đăng ký giấy phép kinh doanh.

    UBND các cấp: Chỉ đạo các báo, đài truyền hình, truyền thanh địa phương thực hiện nghiêm quy định về QC. Chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương, Sở Y tế, Ban Quản lý ATTP, Sở TT&TT, Sở Công thương xử lý và công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm.

    2. Đối với các cơ quan chủ quản các đơn vị kinh doanh dịch vụ phát hành quảng cáo: Chỉ đạo các đơn vị phát hành quảng cáo thực hiện nghiêm quy định pháp luật về quảng cáo; Các đơn vị phát hành quảng cáo cần chủ động, có trách nhiệm kiểm tra mẫu quảng cáo tại trang: http://xacnhanquangcao.vfa.gov.vn/, https://nghidinh15.vfa.gov.vn/, Kiên quyết không nhận những mẫu quảng cáo chưa được thẩm định nội dung.

    - Các đơn vị chủ quản thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, xử lý quyết liệt những hành vi vi phạm PLQC của các đơn vị Kinh doanh dịch vụ phát hành quảng cáo thuộc lĩnh vực mình quản lý.

      TS. Trần Việt Nga – Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế (Ảnh: Ngô Trần)

  • Câu hỏi thảo luận 1: Đại diện một công ty dược phẩm, xin ý kiến lãnh đạo về vấn đề doanh nghiệp cần làm gì để thuận lợi hơn trong công tác nhập khẩu?

    - Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong trả lời - Luật dược của Việt Nam quy định rõ về việc nhãn, xuất xứ trong các loại sản phẩm, dược liệu,... đều phải ghi rõ trên lô nhập về nước.

    Các nước có thể quy định có hoặc không, nhưng khi nhập về Việt Nam buộc phải theo quy định của chúng ta.

    Đại diện khách mời tham gia thảo luận.

    Các đại biểu thảo luận bàn tròn, trả lời câu hỏi từ người tham dự hội thảo.

     

    Đại diện Công ty Dược phẩm Sao Thái Dương đặt câu hỏi thảo luận.

    Câu hỏi thảo luận 2: Bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Phó Tổng Giám đốc Công ty Dược phẩm Sao Thái Dương hỏi, TPCN rất quan trọng, chiếm thị phần lớn ở mảng dược phẩm, nhưng tồn tại nhiều vấn đề về TPCN như hàng giả, hàng nhái, quảng cáo sai sự thật… điều này ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp lớn, người dân hiểu sai. 

    Mặt khác, TPCN cũng đang bị cấm các bác sĩ kê đơn, khiến người dân thiếu thông tin chính thống tham khảo để sử dụng. Chúng tôi đề xuất xem xét việc bác sĩ được phép hướng dẫn và kê đơn các TPCN trong khi thăm khám, điều trị cho người dân.

    Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong trả lời - Bộ Y tế chỉ cấm các y bác sĩ kê đơn TPCN kèm các loại thuốc điều trị trong cùng một đơn thuốc. Bộ Y tế không cấm bác sĩ việc kê đơn, khuyến cáo hay tư vấn cho người dân sử dụng TPCN riêng, độc lập so với đơn thuốc điều trị.

      Bà Ishikawa Yoshie - Giám đốc Công ty TNHH UNP Healthcare Việt Nam Việt Nam trao đổi với TBT Báo điện tử VTC News Ngô Văn Hải.

     

  • Tổng Biên tập Báo Điện tử VTC News - Nhà báo Ngô Văn Hải phát biểu bế mạc Hội thảo.

    Tổng Biên tập Báo Điện tử VTC News - Nhà báo Ngô Văn Hải thay mặt BTC phát biểu bế mạc Hội thảo, gửi lời cảm ơn đến tất cả đại biểu tham dự Hội thảo, quý vị khách mời và quý độc giả theo dõi chương trình.

    BTC tặng hoa và cảm ơn đại biểu, khách mời.

    BTC tặng hoa và cảm ơn đại biểu, khách mời.

     

  • Ông Nguyễn Ngọc Tâm, Trung tâm công nghệ chống hàng giả Việt Nam chia sẻ tại buổi Hội thảo.

    Ông Nguyễn Ngọc Tâm

    Chưa có thống kê về TPCN giả trên nền tảng Thương mại điện tử (TMĐT), nhưng lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường đã khẳng định có khoảng 60% gian lận trên nền tảng thương mại điện tử.

    Hệ thống đa cấp bán hàng bằng nghệ thuật tiếp cận khách hàng, về điểm này thì khỏi phải nói, họ là “bậc thầy” trong việc thuyết phục khách hàng. Trận chiến hàng giả ở kênh này gặp rất nhiều khó khăn do sản phẩm không xuất hiện trên thị trường, mà chỉ len lỏi trong các hội nhóm nên việc phát hiện hàng giả là vấn đề khó.

    Hậu quả, nhiều người dân tự mua thực phẩm chức năng sử dụng dẫn đến tình trạng suýt tử vong mà tưởng đang... thải độc.

    (Ảnh: Ngô Trần)

    Nếu TrueData được triển khai đồng bộ, người tiêu dùng sẽ là nhân tố đầu tiên phát hiện gian lận thương mại. Bởi, TrueData có ứng dụng công nghệ giúp chống giả, lựa chọn nhà cung cấp được xác thực.

    Đại diện TrueData chia sẻ giải pháp ứng dụng quản lý tại Hội thảo (Ảnh: Ngô Trần)

    Mặt khác, nhà sản xuất cũng phải tự cứu mình trước khi quá muộn thông qua 3 cách: phải chứng minh sản phẩm của mình, truyền thông cho khách hàng và vạch trần gian lận.

    (Ảnh: Ngô Trần)

  • Ông Phù Tường Nguyên Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sa Sâm Việt chia sẻ tham luận tại Hội thảo.

    Ông Phù Tường Nguyên Dũng chia sẻ tại Hội thảo (Ảnh: Ngô Trần)

    Dưới góc độ là người nghiên cứu dược liệu, ông Dũng cho rằng, Việt Nam có nhiều tiềm năng về dược liệu, thị trường của ta đang có trị giá hơn 100 tỷ USD. Chúng tôi từng đưa dược liệu ra những nơi địa hình khắc nghiệt để trồng, điều này đã thực hiện thành công. Bởi theo nghiên cứu, cây dược liệu ở những vùng có điều kiện sống càng khắc nghiệt thì càng có hàm lượng dưỡng chất lớn hơn các vùng khác. Những kết quả này đã được chúng tôi đăng tải, công bố trên nhiều tạp chí y học lớn. 

    Sau 10 năm triển khai, những nỗ lực của chúng tôi đã tạo ra được 12 sản phẩm được hội đồng khoa học nghiệm thu. 

    Trong tương lại, Việt Nam chắc chắn sẽ có nhiều sự phát triển mạnh mẽ hơn, hàm lượng khoa học và lợi ích sức khoẻ cao. 

    Hàn Quốc chỉ có mỗi một chủng đặc sản cây sâm nhưng họ đã mang về cho ngân sách nhà nước bao nhiêu tiền, trong khi Việt Nam chúng ta có khí hậu, địa hình thuận lợi cho nhiều loại dược liệu quý, không có lý gì mà ta không thể phát triển trong thời gian tới. 

    Rất cần sự chung tay của các doanh nghiệp, đơn vị để cùng đưa Việt Nam trở thành đất nước dẫn đầu về sản xuất TPCN.

    Ông Phù Tường Nguyên Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sa Sâm Việt

  • Ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương chia sẻ tham luận.

    Ông Nguyễn Đức Lê (Ảnh: Ngô Trần)

    Đánh giá chung: Thực phẩm chức năng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, kém chất lượng xảy ra trên mọi lĩnh vực, địa bàn, ở cả khu vực sản xuất, chế biến, lưu thông và xuất nhập khẩu, Thực phẩm chức năng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, kém chất lượng được quảng cáo chữa nhiều loại bệnh khác nhau từ chữa xương khớp, tiêu hoá, tim mạch... v.v và đôi khi cả ung thư.

    Thực phẩm chức năng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, kém chất lượng sản xuất trong nước trước đây chủ yếu là sản xuất thủ công nhỏ lẻ hiện nay đã thành quy mô công nghiệp.

    Thực phẩm chức năng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, kém chất lượng không chỉ sản xuất ở Việt Nam mà còn sản xuất ở nước ngoài và đưa về Việt Nam tiêu thụ.

    (Ảnh: Ngô Trần)

    Ảnh hưởng của thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng: Thực phẩm chức năng bị làm giả, kém chất lượng, vi phạm Sở hữu trí tuệ làm ảnh hưởng đến Doanh nghiệp làm ăn chân chính; Quyền lợi của người tiêu dùng; Uy tín của nền kinh tế Việt Nam; Sức khỏe và cơ hội chữa bệnh; hệ lụy để lại cho con người và toàn xã hội.

    (Ảnh: Ngô Trần)

    Nguyên nhân: Lợi nhuận của hành vi sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, kém chất lượng là rất lớn. Ý thức của người tiêu dùng chưa cao; vẫn tự ý mua thực phẩm chức năng không qua tư vấn của cơ quan đơn vị có chuyên môn hoặc mua theo trào lưu.

    Do thương mại điện tử phát triển vượt bậc dẫn đến các đối tượng lợi dụng để bán thực phẩm chức năng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, kém chất lượng cùng với sự dàn dựng quảng cáo của những người nổ tiếng trên mạng xã hội.Việc giám định thực phẩm chức năng đòi hỏi kinh phí lớn và thời gian dài để thẩm tra, xác minh chính vì vậy không kịp thời ngăn chặn được ngay từ nguồn.

    Sự vào cuộc của các doanh nghiệp, Hiệp hội có liên quan còn chưa cao, chưa đồng bộ, xuyên suốt, đôi khi còn không phản ánh với cơ quan chức năng do lo ngại về dư luận.

    Lực lượng quản lý thị trường còn cần được đào tạo chuyên sâu về kiến thức liên quan đến thực phẩm chức năng cũng như các thông tin kịp thời về thực phẩm chức năng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, kém chất lượng.

    Kỹ thuật chống hàng giả còn tụt hậu.

    (Ảnh: Ngô Trần)

    Giải pháp:

    Bộ Y tế và các Bộ, ngành có liên quan cùng với các doanh nghiệp phải có sự đồng lòng, chung tay góp sức trong hoạt động chống thực phẩm chức năng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, kém chất lượng. Hiệp hội phải là đầu mối quy tụ doanh nghiệp, người tiêu dùng phối hợp với cơ quan chức năng trong đấu tranh chống thực phẩm chức năng giả, vi phạm SHTT, kém chất lượng. 

    Cần phải có những công cụ, giải pháp tiên tiến được pháp luật thừa nhận để có thể hỗ trợ cho lực lượng chức năng khi thực thi nhiệm vụ; có cơ sở để đánh giá, xác minh nhanh độ thật, giả của sản phẩm thực phẩm chức năng lưu thông trên thị trường. 

    Cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người tiêu dùng không tự ý tự ý mua thực phẩm chức năng không qua tư vấn của cơ quan, đơn vị có chuyên môn hoặc mua theo trào lưu hoặc trên các chợ mạng. 

    Doanh nghiệp, người tiêu dùng phát hiện thực phẩm chức năng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, kém chất lượng., hãy phản ánh ngay đến lực lượng Quản lý thị trường thông qua số đường dây nóng đăng tải tại địa chỉ dms.gov.vn để tiếp nhận và xử lý kịp thời.

  • (Ảnh: Ngô Trần)

    (Ảnh: Ngô Trần)

    (Ảnh: Ngô Trần)

    (Ảnh: Ngô Trần)

    (Ảnh: Ngô Trần)

  • Khách mời tại Hội thảo (Ảnh: Ngô Trần)

    (Ảnh: Ngô Trần)

    Khách mời Hội thảo (Ảnh: Ngô Trần)

  • DS. Nguyễn Xuân Hoàng – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam

    Tổng quan tình hình Thực phẩm chức năng tại Việt Nam

    Việt Nam là nước đang phát triển với quy mô nền kinh tế (GDP năm 2021 là 362,6 tỷ USD) ở tầm mức trung bình trên thế giới.

    Với sự phát triển với tốc độ cao, Việt Nam chuẩn bị đứng vào hàng ngũ các nước đang phát triển trung bình khá (dự kiến vào 2025).

    Thực trạng ngành Tân dược Việt Nam:  Về Y tế điều trị: Quá tải bệnh viện, chất lượng khám chữa bệnh chưa được giải quyết hiệu quả. Hiện tượng thiếu thuốc men, trang thiết bị, sinh phẩm trong bệnh viện đang tồn tại.

    Về Y tế cơ sở: Y tế cơ sở nơi thục hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, các trạm xá, công tác phòng dịch, vệ sinh, an toàn thực phẩm… còn nhiều bất cập.

    Về Giá trị Kinh tế: Giá trị gia tăng của các sản phẩm tân dược không cao do hầu hết phải nhập khẩu thành phẩm hoặc nguyên liệu chính, chưa có chiến lược hiệu quả cho phát triển ngành này để tỷ lệ nội địa hóa gia tăng.

    Trong khi đó, tổng quan ngành thực phẩm chức năng thế giới đã phát triển rất nhanh.

    Đáp ứng xu thế xã hội: Bảo vệ thiên nhiên, chống biến đổi khí hậu, các sản phẩm thiên nhiên ngày càng được ưa chuộng trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, sự hứng thú trong điều trị bằng thuốc y học cổ truyền… 

    Khả năng điều trị lâu dài: Trong cơn thủy triều các bệnh mạn tính không lây thì các thuốc tân dược không đáp ứng được nhu cầu điều trị lâu dài trong khi đó TPBVSK là giải pháp thay thế rất tốt.

    Tình hình thực phẩm chức năng ở ASEAN: Tốc độ phát triển khá nhanh, khối cũng đã đưa ra các tiêu chuẩn hòa hợp về TPCN để các nước trong khối cùng tuân thủ.

    Mỹ la tinh, Châu Phi, Trung Đông: Thị trường TPCN còn chưa phát triển, cũng là các thị trường tiềm năng rất lớn cho xuất khẩu.

    Châu Âu, Mỹ: Thường chỉ sản xuất TP bổ sung vitamin, khoáng chất, chất sinh học, không trực tiếp nhắm vào hỗ trợ điều trị bệnh.

    Hàn Quốc, Đài Loan: Là thị trường rất tiềm năng do họ có ngành công nghệ sinh học phát triển cao và y học cổ truyền cũng rất phát triển.

    Ấn Độ, Trung Quốc đại lục: Đang ở giai đoạn bắt đầu đi vào thị trường, lý do là 2 nước này là cường quốc về Y học cổ truyền.

    Tổng quan thực phẩm chức năng Việt Nam: Tổng quy mô ngành thực phẩm chức năng Việt Nam năm 2021 là 12 tỷ USD.

    Nguyên nhân sự phát triển thực phẩm chức năng: Công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng dẫn đến sự thay đổi trong lối sống, trong chế biến thực phẩm. Từ thực phẩm và chế biến truyền thống sang thực phẩm chế biến sẵn, từ việc lao động bên ngoài tới ngồi trên máy tính trong văn phòng, ít vận động.

    Các loại bệnh mạn tính không lây ngày càng phát triển, không gian sinh sống và sinh hoạt ngày càng đô thị hóa. Con người ngày càng chú ý tới các sản phẩm phi truyền thống từ TPCN tới các liệu pháp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp…

    Ứng dụng công nghệ cao nhất là công nghệ sinh học, công nghệ lượng tử.

    Tiềm năng phát triển: Các yếu tố phát triển, Nguồn dược thảo phong phú, Nền y học cổ truyền lâu đời. 

    Ông Nguyễn Xuân Hoàng - Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam.

  • Trong thời gian vừa qua, TPCN đã góp phần quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, vấn đề quảng cáo thực phẩm chức năng, vấn đề hoàn thiện thể chế, vấn đề hướng dẫn người dân sử dụng thực phẩm chức năng làm sao cho đúng với tác dụng và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

    Chính vì vậy, Cục An toàn Thực phẩm, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam và Báo điện tử VTC News phối hợp tổ chức Hội thảo “Phát triển bền vững thị trường thực phẩm chức năng” với mục tiêu cùng nhau bàn và thảo luận, để tham mưu và đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện và thể chế quản lý thực phẩm chức năng, từ đó để đưa ra các giải pháp quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng sao cho đúng, đảm bảo quy định để tránh việc người dân hiểu nhầm thực phẩm chức năng giống như thuốc chữa bệnh.

    Thông qua hội thảo này, là dịp tuyên truyền để người dân trong cả nước hiểu đúng, từ đó sử dụng thực phẩm chức năng theo đúng hướng dẫn, tránh bị lạm dụng thực phẩm chức năng trong quá trình điều trị.

    Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên.

  • Thực trạng ngành Thực phẩm chức năng

  • PGS.TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế

    Thực phẩm chức năng là sản phẩm hỗ trợ chức năng tạo cho cơ thể con người tình trạng thoải mái, giảm nguy cơ bệnh tật. TPCN bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 80 thế kỷ trước, giúp bổ sung thành phần có lợi, từ đó TPCN phát triển mạnh hơn qua các nước như Hoa kỳ, Canada, đặc biệt là Trung Quốc.

    Thức phẩm chức năng chính thức vào Việt Nam vào những năm 2000, khái niệm phương thức quản lý vẫn gọi chung là thuốc, viên nén, viên nhộng, thời kỳ đó, có thông tư để quản lý. Sau này, khoảng năm 2010 thì bắt đầu có luật, bắt đầu xây dựng thêm thông tư hướng dẫn như thông tư 43 quản lý TPCN, năm 2018 có nghị định 45 tiếp cận được nguyên tắc quản lý như các nước. Chúng ta đã có quy định tiệm cận với quốc tế.

    Việt Nam có lợi thế lớn phát triển TPCN, trên cơ sở tận dụng nguyên liệu tự nhiên do ông cha ta nhiều năm nghiên cứu, từ bài thuốc Đông y, các nhà khoa học đã kết hợp, chiết xuất, tách chiết để tạo ra sản phẩm mới có lợi cho sức khoẻ. Nhiều doanh nghiệp, công ty đầu tư nhà máy hiện đại về TPCN.

    Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đang có tình trạng đăng ký một đằng, sản xuất một nẻo. 

    Thời gian cũng tồn tại nhiều quảng cáo TPCN sai sự thật. Cụ thể, theo Luật quy định, các đơn vị chỉ được quảng cáo TPCN những nội dung đã được đăng ký, thẩm định và cơ quan chuyên môn cho phép. Thực tế, nhiều đơn vị lợi dụng hình ảnh các y bác sĩ, người nổi tiếng, diễn viên để quảng cáo thực phẩm chức năng. Điều này là vi phạm pháp luật, cần được xử lý. 

    Mong muốn các chuyên gia, đơn vị doanh nghiệp thẳng thắn đóng góp ý kiến nêu lên các ý kiến còn tồn tại và những biện pháp nhằm xử lý. Thống nhất đưa thị trường TPCN của VN phát triển bền vững. 

    PGS.TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế. (Ảnh: Ngô Trần)

  • Phát triển bền vững thị trường thực phẩm chức năng

    Thực phẩm chức năng (TPCN) xuất hiện trên thị trường Việt Nam từ những năm 2000. Số liệu do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cho thấy, lúc đó TPCN được bán tại thị trường Việt Nam đa phần là các sản phẩm nhập khẩu, số lượng chỉ vài chục sản phẩm, còn số lượng sản xuất trong nước đếm trên đầu ngón tay.

    Sau 20 năm phát triển, thị trường TPCN Việt Nam phát triển nhanh, số lượng sản phẩm đăng ký mới hàng năm có thể lên tới con số chục nghìn, trên 70% là sản phẩm sản xuất trong nước. Người biết và sử dụng TPCN tăng lên trên 60%.

    (Ảnh minh họa)

    Người tiêu dùng có thể tìm mua các sản phẩm TPCN ở nhiều nơi, từ cửa hàng, siêu thị, các nhà thuốc, các shop online, các website hoặc mạng xã hội của chính các công ty phân phối. Sự quan tâm của người tiêu dùng tới hiệu quả của TPCN ngày càng tăng lên.

    Tuy nhiên, cùng với đó, các vấn đề nảy sinh liên quan đến việc vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, quảng cáo TPCN cũng tăng lên. Có thể liệt kê ra những vi phạm đó như sau:

    - Trong sản xuất, có hiện tượng sản xuất sản phẩm TPCN không đúng như bản đăng ký công bố sản phẩm. Nhà sản xuất còn vì lợi nhuận mà cho thêm chất cấm, chất độc hại vào trong sản phẩm.

     - Trong quảng bá và truyền thông, quảng cáo sai thông tin gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, quảng cáo TPCN như thần dược, khiến nhiều người mua và sử dụng sản phẩm không hiệu quả, ảnh hưởng đến bệnh tật, nguy hiểm đến tính mạng, tiền mất tật mang, khiến dư luận bức xúc.

    Liên tiếp thời gian qua, rất nhiều sản phẩm TPCN vi phạm quảng cáo, Cục ATTP đã và đang công khai trên trang web của Cục để cảnh bảo đến người tiêu dùng nhưng tình trạng này vẫn diễn ra phổ biến.

    Các vấn đề của ngành TPCN không chỉ có vậy. Làm thế nào để ngành TPCN phát triển bền vững? Làm thế nào để các ngành chức năng và các doanh nghiệp cùng nhau bắt tay giải quyết vấn đề? Đây cũng là lý do mà Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, Cục An toàn thực phẩm phối hợp với Báo điện tử VTC News tổ chức Hội thảo "Phát triển bền vững thị trường thực phẩm chức năng".

    Đặc biệt, trong hội thảo này, lần đầu tiên sẽ có những tham luận chất lượng từ các đại diện thuộc Sở ban ngành, Đại diện các Hội, Hiệp hội, Đại diện các tổ chức và doanh nghiệp...

    Các tham luận sẽ được trình bày chi tiết tại hội thảo từ Dược sĩ Nguyễn Xuân Hoàng - Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam; TS. Trần Việt Nga - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế; Ông Đặng Văn Dũng - Ban chỉ đạo 389 Quốc gia; Ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường; Bà Ishikawa Yoshie - Giám đốc Công ty TNHH UNP Healthcare Việt Nam; Ông Phù Tường Nguyên Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sa Sâm Việt; Ông Nguyễn Ngọc Tâm, Trung tâm công nghệ chống hàng giả Việt Nam...

    Đồng hành cùng sự kiện là các phóng viên, nhà báo đến từ gần 30 cơ quan báo chí trung ương và địa phương, cùng nhà tài trợ kim cương - Công ty TNHH UNP Healthcare Việt Nam và các nhà tài trợ khác.

    Trân trọng kính mời quý vị độc giả theo dõi nội dung chương trình Hội thảo vào lúc 8h00 ngày 20/12/2022 trên Báo điện tử VTC News, livestream trên fanpage facebook VTC News, Youtube VTC News và các nền tảng xã hội khác.

Nhóm PV

Tin mới